Xếp hạng lương lao động theo loại hình doanh nghiệp: Thu nhập tại doanh nghiệp FDI chưa phải cao nhất?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Xếp hạng lương lao động theo loại hình doanh nghiệp: Thu nhập tại doanh nghiệp FDI chưa phải cao nhất?

Xếp hạng lương lao động theo loại hình doanh nghiệp: Thu nhập tại doanh nghiệp FDI chưa phải cao nhất?

Năm 2019, thu nhập bình quân tháng của người lao động tại khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt mức cao nhất, với 14,2 triệu đồng. Trong khi đó, con số này tại khu vực doanh nghiệp FDI là 10,1 triệu đồng, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng.

Vừa qua, Bộ Công thương đã công bố Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021. Theo đó, năm 2019, thu nhập bình quân tháng của một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD đạt 9,3 triệu đồng, tăng 5,8% so với năm 2018.

Đáng chú ý, so với năm 2018, khu vực doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng một lao động trong năm 2019 đạt cao nhất với 14,2 triệu đồng, tăng 14,2% (trong đó, khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 13,8 triệu đồng, tăng 16,7%).

Theo sau đó là khu vực doanh nghiệp FDI 10,1 triệu đồng, tăng 3,8%. Cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng, tăng 5,6%.

Xét theo quy mô doanh nghiệp, năm 2019, thu nhập bình quân tháng của một lao động tăng dần theo quy mô doanh nghiệp từ siêu nhỏ đến lớn. Cụ thể, khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ có mức thu nhập thấp nhất với 6,9 triệu đồng/tháng và giảm nhẹ so với năm 2018 (giảm 0,8%).

Ngoài ra, khu vực doanh nghiệp quy mô nhỏ có mức thu nhập 8,1 triệu đồng, tăng 5,7%. Khu vực doanh nghiệp quy mô vừa với 8,9 triệu đồng, tăng 7,9%. Khu vực doanh nghiệp quy mô lớn có mức thu nhập cao nhất, đạt 10,2 triệu đồng, tăng 6,2%

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ