Tỷ phú Việt và "đam mê" siêu cảng gọi tên ông Trần Bá Dương, bầu Thắng, bầu Hiển

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Tỷ phú Việt và "đam mê" siêu cảng gọi tên ông Trần Bá Dương, bầu Thắng, bầu Hiển

Tỷ phú Việt và "đam mê" siêu cảng gọi tên ông Trần Bá Dương, bầu Thắng, bầu Hiển

Cảng Long An, cảng Chu Lai ghi dấu ấn lớn của bầu Thắng và tỷ phú Trần Bá Dương. Đây cũng là các địa phương được coi là "thủ phủ" của các doanh nghiệp dưới sự điều hành của các doanh nhân này. 

 

Gạch Đồng Tâm của "bầu" Thắng nắm quỹ đất khổng lồ tại cảng Long An

Ông Võ Quốc Thắng, không chỉ được biết đến là người điều hành một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trang trí nội thất với thương hiệu nửa thế kỷ - Đồng Tâm Group, làm ngân hàng, bóng đá,... mà vị doanh nhân thường được gọi là "bầu" Thắng này còn thành công ở lĩnh vực cảng biển, BĐS khu công nghiệp.

Bầu Thắng lấn sân sang lĩnh vực đầu tư cảng biển khi góp sức lớn vào Dự án Cảng Quốc tế Long An (tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) năm 2018. 

Dự án có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, đã khánh thành giai đoạn 1 và đang xây dựng giai đoạn 2. Dự án nằm trong tổng thể quy hoạch 1.935 ha gồm 4 dự án là Cảng Quốc tế Long An, Khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á Long An, Khu đô thị Đông Nam Á Long An và Khu công nghiệp Đông Nam Á Long An.

Cảng Quốc Tế Long An gồm 3 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư lên đến 9.000 tỷ đồng bao gồm 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 – 50.000 DWT với tổng chiều dài cầu cảng là 1.670m và 4 bến sà lan tiếp nhận sà lan 2.000 tấn.

Năm 2020, Đồng Tâm chính thức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 của Cảng quốc tế Long An. Giai đoạn 2 của dự án hiện đang triển khai 3 cầu cảng mới, mở rộng thêm 20.000 m2 kho và 3 bãi chứa với tổng diện tích 145.000 m2; tòa nhà văn phòng với diện tích hơn 9.200 m2, đang giai đoạn thi công hoàn thiện, kế hoạch đưa vào sử dụng trong quý 2/2021.

Cảng Quốc Tế Long An dự kiến sẽ trở thành một trong những cảng biển có quy mô lớn nhất khu vực miền Nam khi hoàn thành vào năm 2023.

Bầu Hiển đầu tư "siêu cảng" logistics gần 200 triệu USD tại Vĩnh Phúc

Ngày 14/11/2020, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trao quyết định chủ trương đầu tư cho ông Đỗ Quang Hiển - đại diện Liên danh Tập đoàn T&T Group - YCH Group -YCH Holdings với dự án "Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc".

Dự án là một trung tâm logistics đa phương thức tích hợp cảng cạn, ứng dụng công nghệ tiên tiến bậc nhất châu Á. Dự án có tổng vốn đầu tư 3.878 tỷ đồng, tương đương với 166,68 triệu USD.

Trong đó giai đoạn 1 là 2 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 1.800 tỷ đồng. Quy mô diện tích thực hiện dự án khoảng 830.784m2 tại địa bàn thị trấn Hương Canh và xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

 

Ông Đỗ Quang Hiển khẳng định, mạng lưới Logistics thông minh ASEAN với sự khởi đầu của Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc sẽ tạo đà cho sự đột phá của ngành logistics Việt Nam, hướng tới mục tiêu năm 2025 chi phí logistics tại Việt Nam xuống 14% và đến năm 2025, xấp xỉ Singapore ở mức 8 - 10%. 

"Hiện nay chi phí cho logistics chiếm khoảng 17% GDP, tương đương khoảng 42 tỷ USD, đóng góp khoảng 4% vào GDP. Chi phí cao của logistics ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của chuỗi cung ứng" - ông Đỗ Quang Hiển chia sẻ thêm.

Tiến độ đầu tư thực hiện Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc là 50 tháng kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư với các mốc thời gian dự kiến như sau: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, gồm lập và quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án đầu tư, giao đất thực hiện dự án là từ Quý IV/2020 đến Quý II/2021; cấp phép xây dựng và khởi công dự án: từ II/2021 đến Quý III/2021; hoàn thiện đầu tư xây dựng giai đoạn 1: từ Quý III/2021 đến Quý II/2022; vận hành khai thác giai đoạn 1 từ Quý III/2022; hoàn thiện đầu tư xây dựng và đưa giai đoạn 2 vào vận hành: từ Quý I/2023 đến Quý IV/2024.

Theo thông tin mới nhất từ phía nhà đầu tư cập nhật tháng 4/2021, Tập đoàn T&T và đối tác Tập đoàn YCH của Singapore đang hoàn thiện những thủ tục pháp lý cuối cùng để tiến hành khởi công dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc.

Về phía các nhà đầu tư, Tập đoàn T&T góp 307 tỷ đồng, chiếm 40% vốn góp; YCH Group góp 345 tỷ đồng, chiếm 45% vốn góp; YCH Holdings góp 115 tỷ đồng, chiếm 15% vốn góp. Vốn góp chiếm khoảng 30% tổng vốn dự kiến đầu tư vào dự án. Số vốn thực hiện dự án còn lại sẽ được huy động tại hệ thống ngân hàng thương mại.

Trước đó, năm 2015, "bầu" Hiển bất ngờ bỏ ra 490 tỷ đồng để thâu tóm 98% cổ phần của Công ty CP Cảng Quảng Ninh từ tay Vinalines - đây trở thành một trong những thương vụ nổi tiếng trong làn sóng "doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào cảng biển”. Ngày 18/8/2020, Cảng Quảng Ninh chào sàn UPCoM với mức giá tham chiếu 12.200 đồng/cp. 

Cảng Chu Lai của Tập đoàn THACO: Cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa mới tại miền Trung

Với tham vọng biến THACO thành tập đoàn đa ngành, tỷ phú Trần Bá Dương đã đầu tư xây dựng Cảng Chu Lai vào năm 2010 và hoạt động từ tháng 5/2012.

Đây là cảng biển, luồng vào cảng tính từ phao số 0 có chiều dài 11 km với ưu điểm kín gió, kết nối với Quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, thuận tiện cho tàu hàng ra vào cập bến. Công suất khai thác của cảng đạt 1,5 triệu tấn hàng tổng hợp và 150.000 TEUs container mỗi năm.

Với tiền thân là Chu Lai Logistics được thành lập năm 2004, năm 2020, Công ty Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) đã ra đời và hoạt động theo mô hình Tổng công ty trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển (logistics) thuộc tập đoàn THACO.

 

Từ chính các hoạt động kinh tế của mình trong gần 20 năm qua, THACO của tỷ phú Trần Bá Dương đã nhận ra thế mạnh của cảng Chu Lai trong hoạt động dịch vụ logicstics. 

Được coi là cửa ngõ xuất khẩu mới tại miền Trung – Tây Nguyên, cảng Chu Lai đã đầu tư mở rộng quy mô, nâng cấp toàn bộ chuỗi dịch vụ, thực hiện mục tiêu trở thành Trung tâm giao nhận - vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế.

Cảng Chu Lai có lợi thế lớn nhờ nguồn "chân hàng" từ tập đoàn THACO. Những lô hàng ô tô, linh kiện, nông sản… của THACO đều đặn xuất nhập khẩu qua cảng đã góp phần giải quyết khó khăn về thiếu vỏ container trong đối lưu hàng xuất nhập khẩu, giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian, mang lại lợi ích kép cho khách hàng.

Ngoài ra cảng Chu Lai còn cung cấp đa dạng các dịch vụ với phương án làm hàng tối ưu, thủ tục hải quan nhanh chóng, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn xuất nhập hàng hóa như: Thép Hòa Phát, Millennium Furniture, Hoàng Anh Gia Lai, Sun Paper Lào, Á Châu, Thagrico…

Trong quý I/2021, hơn 10.800 container linh kiện, 1.500 container nông sản, 17.200 tấn dăm gỗ cùng nhiều loại hàng hóa khác đã được xuất nhập khẩu qua cảng. Năm 2021, sản lượng hàng hóa qua cảng dự kiến đạt 4 triệu tấn (tăng 53% so với năm 2020). 

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 diễn ra chiều ngày 31/5/2021 của THACO, với việc hình thành cấu trúc mới là Tập đoàn công nghiệp đa ngành, tỷ phú Trần Bá Dương cho biết, THACO sẽ mở rộng đầu tư trong giai đoạn tới, ước tính chi phí đầu tư năm 2021 là 17.247 tỷ đồng.

 

Trong đó, THACO sẽ chi 137 tỷ đồng cho Công ty Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ