Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam là 430.000. Nguyên do bởi sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh.
Đang có làn sóng đầu tư vào ngành IT Việt Nam
Hiện Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp trong ngành CNTT, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng doanh thu ước tính khoảng 126 tỷ USD (theo Bộ Thông tin và Truyền thông).
Nhờ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và chiến lược chuyển đổi số quốc gia rõ ràng từ Chính phủ Việt Nam, nhờ chi phí cạnh tranh, cơ sở hạ tầng tốt với nhiều khu công nghệ thông tin; các khu công nghệ cao của Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư công nghệ và CNTT.
Tại Hội nghị Đầu tư vào ngành CNTT Việt Nam cuối năm 2020, ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam - Lào và Campuchia, cam kết trong thời gian tới, Qualcomm Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Cụ thể, cam kết này sẽ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng cường hợp tác - hỗ trợ và chia sẻ công nghệ gốc, bản quyền công nghệ và nền tảng công nghệ để giúp các doanh nghiệp Việt Nam; đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng cường năng lực và đưa sản phẩm "Made in Vietnam" ra thị trường thế giới.
Hindustan Computer Limited (HCL), một trong 3 công ty CNTT lớn nhất Ấn Độ (Top 5 công ty outsourcing hàng đầu thế giới) đã mở văn phòng tại Hà Nội vào tháng 1/2021 và bắt đầu hành trình phát triển tại Việt Nam. Trong kế hoạch đầu tư từ đây đến năm 2025, Phó Giám đốc Sanjay HCL - Gupta cho biết, sẽ xây dựng cơ cấu tổ chức với 8.000 lao động; đồng thời nhấn mạnh chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao với các trường đại học, cao đẳng.
Dù thế chưa chắc chúng ta đã tận dụng được cơ hội, nếu các ngành nhân sự IT Việt không nhanh chóng chuyển mình.
Chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp
Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Dựa trên báo cáo thị trường IT năm 2020 của TopDev và tốc độ tăng trưởng số lượng lập trình viên tại Việt Nam, năm 2021 Việt Nam cần 450.000 nhân lực CNTT. Tuy nhiên, tổng số lập trình viên hiện tại ở Việt Nam (tính đến quý I/2021) là 430.000, có nghĩa là 20.000 vị trí lập trình viên sẽ không được lấp đầy trong tương lai gần.
Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu kinh doanh. Đáng chú ý là hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể khoảng trống này có thể sẽ được lấp đầy nhanh chóng bắt nguồn chính từ sự tự nhận thức về hiện trạng thị trường của chính các nhân sự trong ngành, cũng như những điều chỉnh của Chính phủ trong chính sách đào tạo chuyên ngành IT.
Trả lời cho câu hỏi "Bạn muốn làm việc hoặc học hỏi những công nghệ mới nào vào năm 2021?". So với 2 năm trước, mối quan tâm hàng đầu của các lập trình viên công nghệ đã có một số thay đổi đáng kể. Đáng chú ý nhất là sự quan tâm ngày càng tăng về các công nghệ DevOps và Cloud, được thúc đẩy bởi chuyển đổi kỹ thuật số và các vấn đề mới nảy sinh trong thời đại dịch.
Theo sau danh sách là những cái tên luôn nổi trong cuộc đua công nghệ, bao gồm Big Data/ Data Science, Machine Learning/ Artificial Intelligence.
Khi công nghệ dữ liệu tiên tiến dần cung cấp các giải pháp tối ưu cho cuộc sống hiện tại cũng như dự đoán tốt hơn và chính xác hơn các tình huống và xu hướng trong tương lai (cả rủi ro và mối đe dọa), các tài năng IT càng có mong muốn áp dụng các công nghệ này vào các sản phẩm và công việc lập trình của họ.
Công nghệ không thể thiếu tiếp theo là an ninh mạng. Đại dịch đã hình thành rất nhiều hành vi, nhu cầu và sự thay đổi mới, từ offline sang online, từ onsite đến remote, đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, bảo mật, ổn định và mức độ riêng tư của dữ liệu/ hệ thống. Từ đó, nhiều động lực và nhu cầu đã được hình thành cho các lập trình viên muốn học hỏi và có thêm cơ hội thực hành liên quan đến an ninh mạng.
Danh sách còn lại như Mobile Development, Thiết kế UX/ UI, Business Intelligence, IoT/ Robotics và Game Development vẫn là những chủ đề hấp dẫn mà các lập trình viên muốn thử sức trong năm 2021.
(Sưu tầm)