Tư duy xây dựng thương hiệu sẽ tạo sức bật cho doanh nghiệp

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Góp Vốn Kinh Doanh»Tư duy xây dựng thương hiệu sẽ tạo sức bật cho doanh nghiệp

Tư duy xây dựng thương hiệu sẽ tạo sức bật cho doanh nghiệp

Sự thành công trong kinh doanh là do tâm huyết của người kinh doanh với công việc, nhưng trên thực tế, có rất nhiều quan điểm giải thích sự thành bại là do số phận. Xưa có câu “Gieo tư duy gì thì nhận được hành động ấy, gieo hành động gì thì mang tính cách ấy, gieo tính cách gì thì gặp số phận ấy”.

Câu nói đó đã giải thích rất rõ mối quan hệ tương tác giữa tư duy và số phận. Quả là vậy, mỗi chúng ta khi quản lý tốt bản thân mình, thì đó là một thắng lợi về mặt lý chí; Tự mình bị bản thân mình làm biến đổi, thì đó là sự thăng hoa của tâm hồn; Tự mình dẹp yên được lòng mình là được sự thành thực về tính cách. Những người quản lý được, biến đổi được, dẹp được bản thân mình và có tư tưởng kiên định thì sẽ có đủ sức mạnh để mang đến thành công trong kinh doanh và tạo dựng dược sự nghiệp kinh doanh vững bền.

Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển. Từ việc tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng, đến khai thác thị trường đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và chăm sóc khách hàng là cả một quy trình "khôn ngoan" để đem lại giao dịch, lợi nhuận và cung cấp sản phẩm, dịch vụ với giá trị xứng đáng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ngày nay, có rất nhiều cách nhận định về sản xuất, quản lý, sản phẩm, khách hàng, nhưng nhận định như thế nào? quản lý ra làm sao để khách hàng đón nhận sản phẩm khi ra thị trường mới là điều quyết định tới lợi ích và khẳng định sự thành công trong kinh doanh của bạn!

Quy luật phát triển

Quy luật phát triển của một doanh nghiệp bước đầu là sự hình thành tổ chức phân công công việc để tạo ra sản phẩm một cách có hệ thống, có quy chuẩn rồi từ những sản phẩm đó doanh nghiệp mới có thể thiết lập sự hợp tác, quan hệ để đem lại những hợp đồng kinh tế nhằm mục đích đưa sản phẩm của mình tới thị trường. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ tạo nên thương hiệu, thương hiệu chính là công cụ vượt qua những những rào cản kinh tế. Để xây dựng thương hiệu sản phẩm chinh phục được tình cảm của người tiêu dùng cũng là một công đoạn đầy thử thách. Từ một ý tưởng tạo ra sản phẩm có giá trị với nhu cầu của thị thường, chúng ta thường nghiên cứu và tự làm từng công đoạn, sau đó thí điểm đưa ra thăm dò thị trường rồi nhu cầu tiêu dùng đến đâu thì nỗ lực phát triển tới đó, nên doanh nghiệp của chúng ta hiện nay đa phần là chạy theo thị trường và chỉ phát triển ở quy mô nhỏ. Khi xã hội phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng đòi hỏi rất cao tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt, và vấn đề thương hiệu là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Xây dựng thương hiệu

Ý thức xây dựng thương hiệu của ta đa phần vẫn còn rất hạn chế, mặc dù chúng ta đã nỗ lực xuất khẩu để thương hiệu "Việt" có mặt trên thị trường quốc tế. Đó là các thương hiệu như Vietnam Airlines, Viettel, Vinamilk, Sabeco.., tức thương hiệu sản phẩm đi ra nước ngoài được nhiều người dùng tín nhiệm, sử dụng.

Tuy doanh số và thị phần thương hiệu trên các thị trường quốc tế của ta ban đầu rất ít ỏi, nhưng những nổ lực của một số thương hiệu "Việt" đang xác lập vị thế của mình là hết sức trân trọng. Bằng cách xác lập thương hiệu Việt Nam chinh phục người tiêu dùng tại các nước, khi đó hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam mới được xem là có chỗ đứng thực sự trong lòng công chúng tiêu dùng quốc tế. Đây quả là một sứ mệnh đầy thử thách! Và điều đáng mừng là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ghi nhận Việt Nam hiện đang đứng vị trí 20 trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới.

Đối với tình trạng chống phá giá, thương hiệu cũng sẽ phát huy rất tốt vai trò của mình, hàng hóa có thương hiệu sẽ được định giá xứng đáng hơn và vượt khỏi ngưỡng giá thấp của từng ngành hàng, thậm chí đối với một số sản phẩm cao cấp chúng ta có thể định giá cao nhắm tới nhóm người có thu nhập trung, cao, khi đó những sản phẩm thương hiệu cao cấp với trị giá gia tăng cao, tỷ suất lợi nhuận cao, sánh ngang với các chủng loại "hàng hiệu" của các nước phát triển. Đơn cử như sản phẩm giày da, chúng ta rất lãng phí vì sản phẩm của chúng ta là giày da bóng với kiểu dáng quê mùa, trong khi mốt giày của châu Âu là da thuộc kỹ và phô bày da mộc hay da vò mờ, đường nét sắc sảo, từng đường chỉ được chăm chút, kiểu dáng đẹp sang trọng (đẹp nhưng không sáng lóa, phô trương), các chi tiết phụ liệu được chăm chút tối đa. Đặc biệt tên thương hiệu của họ thì không thể chê vào đâu được, nào là Clark , Scorpion, Leo, Camel, Gucci, cùng với cách thể hiện logo. Tất cả làm nên mức giá xứng đáng mà thị trường phải trả hàng trăm USD hay hơn thế nữa..,

Dạo một vòng các siêu thị giày da ở Hà Nội, Sài gòn, quanh đi quẩn lại vài kiểu dáng giày da "bóng lộn" chỉ nhìn thấy lớp si chứ không cảm nhận vẻ đẹp của lớp da. Năng lực thiết kế và óc thẩm mỹ thể hiện qua sản phẩm chưa thể sánh tầm quốc tế, chúng ta thiết kế kiểu dáng sản phẩm chủ yếu dựa trên tư duy chủ quan và ngẫu hứng hay thậm chí "bắt chước" mẫu mã nước ngoài. Các chuyên gia kiểu dáng mỹ thuật lại thiếu tư duy marketing và làm việc theo những tiêu chí cái đẹp "truyền thống, bản sắc" để phục vụ cho thị trường tiêu dùng quốc tế, nghĩa là buộc họ phải chiều theo cái gu thẩm mỹ vốn còn non nớt khi hội nhập kinh tế thế giới. 

Dư luận thì đôi khi kỳ thị những nét phá cách của giới 8X, 9X mà trong đó ít nhiều các bạn trẻ này, với tư duy mở và phóng khoáng, họ đang trải nghiệm khám phá phong cách đương đại của văn hóa thời trang quốc tế. Không ai hiểu được chữ "cool" để làm ra những sản phẩm thời trang "cool" thật sự, những cái tên thương hiệu "cool" thật sự thì bị coi là ngoại lai trong khi bản thân sứ mệnh của các thương hiệu này là chinh phục thị trường quốc tế?. 

Việt Nam có nhiều nét đương đồng với Italy trong lĩnh vực xuất khẩu thương hiệu sản phẩm thời trang, nếu chúng ta có được tư duy và năng lực sáng tạo như người Ý thì chúng ta sẽ vượt qua được những đối thủ lớn của châu Á để dẫn đầu thị trường bằng "thương hiệu và thời trang" chứ không phải tiếp tục làm thuê gia công sản phẩm. Hơn nữa, khi xây dựng thương hiệu ta nên chú trọng tới ngôn ngữ thương hiệu bởi vì bản chất thương hiệu là một dạng ngôn ngữ chung của cả thế giới và nó thường chỉ có một phiên bản duy nhất cho tất cả các thị trường có ngôn ngữ bản địa khác nhau. Ví dụ ở Hàn Quốc có những cái tên thuần Hàn như Daewoo, Huyndai, song họ còn có những cái tên quốc tế hóa như LG, DeBon, tinh thần dân tộc được hòa lẫn và ẩn dấu bên trong nhường chỗ cho những phong cách thời thượng mang tính hội nhập xuất hiện bên ngoài để chinh phục những thị trường của những nền văn hóa khác nhau.

Chúng ta có thể học hỏi tinh thần toàn cầu từ chiến lược hình ảnh thương hiệu ngân hàng HSBC, ban đầu (năm 1865) HSBC được đặt tên theo nguồn cảm hứng sáng lập có từ Thomas Sutherland, một người Scotland. Ông nhận thấy có rất nhiều nhu cầu về dịch vụ ngân hàng tại Hồng Kông và dọc bờ biển Trung Hoa và ông đã tham gia thành lập ngân hàng tại Hồng Kông và Thượng Hải để tài trợ cho giao thương đang phát triển giữa châu Âu, Ấn Độ và Trung Hoa. Tài trợ thương mại đã là điểm mạnh trong hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế của HSBC.., đến năm 1991, HSBC đã thành lập công ty chủ quản mới, HSBC Holdings plc.., và trong năm 1992, đã mua lại thành công toàn bộ Midland Bank và đặt trụ sở tại London. Năm 1998, HSBC tuyên bố sử dụng thương hiệu hợp nhất, sử dụng HSBC và biểu tượng lục giác ở mọi nơi mà HSBC hoạt động với mục đích nâng cao nhận thức của khách hàng, cổ đông và nhân viên trên toàn thế giới về HSBC. Chính kinh nghiệm đã hình thành nên phẩm chất của HSBC bởi đã phải trải qua những đổi thay khác nhau - cách mạng, khủng hoảng kinh tế, công nghệ mới - và đã thích nghi để sinh tồn. Tinh thần toàn cầu của HSBC đã được xác lập nhiều năm với thông điệp "The World's Local Bank" tức ngân hàng "địa phương" của "toàn cầu", với ý nghĩa ứng xử "nhập gia tùy tục" tại "tất cả mọi nơi" hay nói cách khác là nó thuộc về thị trường hiện đại của thế giới.

Ít có ai trong chúng ta suy nghĩ được như thế cho các thương hiệu Việt Nam… Khó có thể nhận ra tên thương hiệu Kymdan là thuần Việt, thương hiệu này đang từng bước chinh phục thị trường châu Âu bằng sản phẩm đệm đặc trưng của cao su Việt Nam. Như vậy tên thương hiệu không những chỉ là hình ảnh của một sản phẩm hay của doanh nghiệp, mà còn là thông điệp có thể chuyển tải hình ảnh của một quốc gia!

Trong giai đoạn này cơ hội hội nhập kinh tế thế giới của chúng ta là rất lớn, nhưng thử thách cũng rất lớn. Bằng việc phân tích hội nhập kinh tế dưới góc độ "thương hiệu" người viết bài này hy vọng có thể đóng góp phần làm đổi mới tư duy của doanh nghiệp và các nhà hoạch định chiến lược, biến tư duy, ý tưởng thành những giải pháp cụ thể. 

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ