Trước khi tham gia vào mối quan hệ đối tác kinh doanh, hãy xem xét 9 yếu tố quan trọng này để tránh các rủi ro không đáng có

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Góp Vốn Kinh Doanh»Trước khi tham gia vào mối quan hệ đối tác kinh doanh, hãy xem xét 9 yếu tố quan trọng này để tránh các rủi ro không đáng có

Trước khi tham gia vào mối quan hệ đối tác kinh doanh, hãy xem xét 9 yếu tố quan trọng này để tránh các rủi ro không đáng có

Tìm đối tác kinh doanh thì dễ, nhưng tìm được đối tác kinh doanh phù hợp mới là điều khó. Không bên nào tham gia vào một mối quan hệ kinh doanh với ý định thất bại. Thật không may, điều này lại xảy ra quá thường xuyên. 

 

Kinh doanh là một hoạt động giúp chúng ta có thể làm giàu nhanh chóng nhưng không hề dễ dàng. Để có thể kinh doanh hiệu quả, các chủ đầu tư, nhà lãnh đạo cần có kế hoạch rõ ràng, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ việc đơn giản nhất.

Nếu chỉ có ý định kinh doanh nhỏ nhưng không đủ vốn cũng như năng lực, kinh nghiệm, nhân lực… Thì bạn có thể tìm những người "cùng chung chí hướng" để hợp tác kinh doanh. Việc tìm đơn vị hợp tác kinh doanh sẽ đem lại những lợi ích nhất định. Trong đó lợi ích hàng đầu là giúp tăng tỉ lệ thành công khi công ty còn chưa đủ mạnh để đứng vững trên thương trường đầy cạnh tranh.

Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác kinh doanh có thể nảy sinh khi hai người bạn cùng đưa ra ý tưởng, hoặc thậm chí khi hai người đang trong thời kỳ hôn nhân làm việc cùng nhau. Dù thế nào đi nữa, con người bẩm sinh đã có những điểm khác biệt. Ngoài ra, để một doanh nghiệp có thể thành công lâu dài, nó đòi hỏi sự liên kết giữa hai bên và sự quản lý ổn định.

Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất mà Purdeep Sangha - nhà văn tự do “nhà chiến lược cho doanh nhân” đã đúc kết trong suốt kinh nghiệm chuyên môn khiến quan hệ đối tác kinh doanh thất bại. Bài viết được đăng tải trên Entrepreneur. 

1. Các giai đoạn cuộc đời khác nhau

Cần tìm hiểu các vấn đề quan trọng trong cuộc đời của bạn và đối tác. Ví dụ, nếu bạn là một người độc thân và đối tác kinh doanh của bạn là người có gia đình với hai đứa con nhỏ, thì cả hai giai đoạn cuộc đời này có sự khác nhau đáng kể.

Điều đó không có nghĩa là một trong hai bạn không thể cung cấp giá trị cho doanh nghiệp. Nó có nghĩa là cả hai bạn sẽ có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống. Bạn không thể mong đợi một phụ huynh có hai con nhỏ bỏ tất cả mọi thứ và sửa đổi bản thân. Mặt khác, bạn không nên mong đợi một người có hội chứng "chiếc tổ trống" luôn tràn đầy năng lượng để làm việc cả đêm. Hội chứng "chiếc tổ trống" (empty nest syndrome) là tên gọi dùng để chỉ tình trạng buồn bã và đơn độc khi cha mẹ chia tay những đứa con trưởng thành, rời khỏi gia đình, hoặc để có đời sống riêng, kết hôn hoặc rời gia đình để lập nghiệp hoặc đi học xa. 

Quay lại với yếu tố quan trọng cần xem xét về đối tác kinh doanh, biết và thừa nhận tác động của các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời họ có thể khiến bạn nhận thức được những thách thức có thể xảy ra.

2. Thiếu động lực, quyết tâm

Động lực và nỗ lực là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động. Bạn và đối tác của bạn có khao khát thực hiện công việc kinh doanh không? Quan trọng hơn, mức độ quyết tâm có khớp nhau không?

Nếu bạn cực kỳ quyết tâm và đối tác của bạn thì không, bạn có thể sẽ mất đi sự quyết tâm vốn có ban đầu và bắt đầu oán giận đối với họ, thậm chí chính bản thân mình.

Mức độ quyết tâm sẽ thay đổi theo thời gian. Hiếm khi chúng giống nhau trong mọi thời điểm, nhưng điều quan trọng là chúng phải tương đối đồng nhất trong một khoảng thời gian dài. 

Sự không phù hợp lâu dài giữa các đối tác với nhau chắc chắn sẽ dẫn đến thất vọng - và cuối cùng là thất bại. 

3. Mục tiêu cuối cùng bị sai lệch

Có chung mục tiêu cuối cùng là rất quan trọng. Trước khi tham gia vào quan hệ đối tác, tất cả mọi người nên vạch ra mục tiêu cuối cùng cho doanh nghiệp.

Có phải để tạo ra lợi nhuận lâu dài bền vững không? Hay là để bán? Nó có phải là để truyền lại cho người thân không?

Biết được điểm cuối sẽ giúp việc kinh doanh tiến lên phía trước dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, mục tiêu cuối cùng cũng có thể thay đổi. Trong một vài năm kinh doanh, việc làm ăn giữa các đối tác không thuận lợi và "giữa đường gãy gánh" là chuyện thường xuyên xảy ra. Họ thường có xu hướng rút vốn hoặc yêu cầu tách riêng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có thể đối phó với những tình huống có thể xảy ra này.

4. Giá trị khác nhau

Mọi người đều được định hướng giá trị, có nghĩa là họ đưa ra quyết định dựa trên giá trị của bản thân. Mỗi người ưu tiên một cách có ý thức và vô thức các giá trị của bản chính mình.

Ví dụ: bạn có thể coi trọng việc tiết kiệm chi phí để cải thiện lợi nhuận, trong khi đối tác của bạn coi trọng việc chi tiêu cho hoạt động tiếp thị. Mục tiêu cuối cùng là như nhau, tuy nhiên cả hai bạn đều thấy những cách khác nhau để đạt được nó.

Hãy đảm bảo rằng các giá trị được điều chỉnh một cách cân bằng và hợp lý. Điều này sẽ phần nào giúp bạn đỡ phải đau đầu và tranh luận. Mặt khác, nếu bạn và bộ phận kinh doanh hợp nhau (có cùng suy nghĩ cũng như có mối quan hệ tốt), bạn sẽ có thể đưa ra quyết định nhanh hơn và đưa doanh nghiệp thăng tiến với ít trục trặc.

5. Thiếu khả năng chấp nhận rủi ro

Theo cách nào đó, một doanh nghiệp tương tự như một danh mục đầu tư. Điều hành một doanh nghiệp chắc chắn sẽ không tránh khỏi những rủi ro và đòi hỏi mức độ chấp nhận nhất định.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp yêu cầu sự chăm chút và tỉ mỉ hơn rất nhiều. Khả năng chấp nhận rủi ro của bạn nên phù hợp với đối tác. Nếu bạn là người chấp nhận rủi ro và đối tác của bạn thì không, điều đó có thể dẫn đến thất bại.

Yếu tố này đặc biệt quan trọng khi bạn đưa ra quyết định dẫn đến thua lỗ cho doanh nghiệp. Đảm bảo cả hai bên đều nhận thức được rủi ro và đồng ý với mức độ rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được.

6. Hiệu suất cá nhân kém

Cả hai bên nên có mức hiệu suất làm việc cao để tạo cơ hội phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Môi trường quá cạnh tranh sẽ khiến cho các doanh nghiệp kém hiệu quả khó có thể tồn tại.

Do vậy, để doanh nghiệp hoạt động tốt nhất, cả hai đối tác cần phải làm việc hết sức mình.

7. Thiếu sự phụ thuộc lẫn nhau

Bạn nên liên tục tự hỏi bản thân là "Bạn có cần đối tác của mình không?" và "Đối tác của bạn có cần bạn không?"

Nếu cả 2 đều trả lời là "có", bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Khi một bên không phụ thuộc vào bên kia, các đối tác kinh doanh có thể mất tập trung và các mối quan hệ kinh doanh sẽ đổ vỡ. 

Đừng nhầm lẫn sự phụ thuộc với sự thiếu thốn. Phụ thuộc chỉ có nghĩa là bạn nên hợp tác để cùng phát triển. Còn thiếu thốn nghĩa là bạn bắt buộc phải hợp tác nếu không có họ thì doanh nghiệp của bạn có thể sẽ thất bại. 

8. Thiếu an toàn

Tìm thấy sự an toàn ở một đối tác kinh doanh có nghĩa là họ đủ ổn định để tiếp tục trong thời gian dài. Điều này bao gồm các lĩnh vực như an ninh tài chính, tinh thần hoặc thậm chí là mối quan hệ. Ví dụ: doanh nghiệp có thể thất bại vì một đối tác thiếu trách nhiệm với tài chính cá nhân của họ và không đủ khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Do vậy, bạn cần có những cuộc trò chuyện thẳng thắn với nhau để đưa ra cách giải quyết và tìm thấy sự an toàn giữa hai bên. Ngoài ra, tránh những sai lầm, rủi ro đáng tiếc.

9. Thiếu sự tin tưởng

Giả sử, bạn phải đi công tác và để lại doanh nghiệp của mình cho đối tác quản lý trong một tháng. Bạn có dám làm điều đó không?

Nếu "không" thì có nghĩa là bạn muốn xem xét lại mối quan hệ.

Đối với bất kỳ mối quan hệ nào đều đòi hỏi sự tin tưởng. Khi nói đến kinh doanh, càng cần phải có sự tin tưởng lớn hơn. Bạn không chỉ giải quyết cuộc sống của chính mình mà bạn còn giải quyết cuộc sống của nhân viên và khách hàng.

Tìm kiếm đối tác kinh doanh là một chiến lược quan trọng, mang tính nghệ thuật rất cao. Không phải là một lĩnh vực khoa học khô khan. Các chuyên gia tâm lý cho rằng nguyên nhân thất bại trong việc tìm những đơn vị hợp tác đó là: Các đối tác đã không ngồi lại với nhau để thảo luận mọi chuyện kỹ càng. Hoặc các bên đã đưa ra các quyết định quá hấp tấp, nóng vội.

Tiêu chí để thành công trong quan hệ làm ăn giữa các đối tác chính là uy tín và lòng tin. Nhiều chủ doanh nghiệp còn ví von rằng việc tìm kiếm đối tác cùng kinh doanh cũng có 4 bước tuần tự giống như tìm một người bạn đời. Nghĩa là phải trải qua tuần tự từng bước như: Tìm hiểu, hẹn hò, thăm dò, quyết định. Chúc bạn thành công với các mối quan hệ hợp tác trên thương trường khốc liệt hiện nay.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ