Nên mở quán vào thời điểm dịch đang bùng phát trở lại hay không?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Góp Vốn Kinh Doanh»Nên mở quán vào thời điểm dịch đang bùng phát trở lại hay không?

Nên mở quán vào thời điểm dịch đang bùng phát trở lại hay không?

Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa là 3 yếu tố quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Vậy mở quán trong thời điểm nhạy cảm này có là "hạ sách" như nhiều người nghĩ? 

 

Bài chia sẻ của tài khoản Ivan Nguyễn mới đây trong nhóm Cộng đồng kinh doanh F&B Việt Nam chính là vấn đề đang được các startup rất quan tâm giữa tình hình dịch bệnh đang quay trở lại và có diễn biến hết sức phức tạp.

Bởi hầu hết các mô hình kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống (F&B) đều đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, "người trong cuộc thì lao đao nhưng người ngoài cuộc thì nhôn nhao muốn vào".

Vậy nếu mở quán bất chấp dịch bệnh thì phải làm sao để phát triển tốt và giảm thiểu tối đa những rủi ro gặp phải hay lựa chọn giải pháp an toàn là đợi đến khi COVID-19 được kiểm soát hoàn toàn?

Điều đó đồng nghĩa phải đợi sớm nhất tới đầu năm 2022 khi vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến có thể được sử dụng, theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Chi tiết bài đăng như sau:

"Mình xin chia sẻ quan điểm cá nhân, tại thời điểm này qua bài viết. Lưu ý bài viết là góc nhìn của mình, mang tính chất tham khảo.

1. CONCEPT:

- Bao gồm:

Thiết kế: Không gian đẹp, độc đáo, mới lạ...

Vị trí: Đẹp, đắc địa...

Sản phẩm: Tốt, mới, độc đáo...

Dịch vụ: phục vụ tận tình chu đáo, đi kèm hậu mãi, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng tốt...

- Nếu có một concept "thỏa mãn" những ý trên thì nên triển khai. Vì dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, một concept tốt luôn có khả năng cạnh tranh và tồn tại tốt hơn những cái còn lại. Bằng chứng là rất nhiều doanh nghiệp và mô hình FnB vẫn phát triển tốt ngay cả khi có dịch.

- Nếu một concept copy hoặc chung chung không có gì mới mẻ, không có lợi điểm cạnh tranh thì mình khuyên nên đợi thêm.

2. NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG DỒI DÀO:

- Nếu bạn đang dự tính vay tiền để mở quán. Sẽ không nghi ngờ gì khi có một gánh nặng là khoản tiền thanh toán lớn mỗi tháng cho việc duy trì quán. Đây là một vấn đề quan trọng, không chỉ riêng gì khi có dịch mà ngay cả khi không có dịch bệnh cũng là vấn đề cốt lõi.

Các chủ quán chủ yếu phân bổ tất cả ngân sách vào việc thành lập quán. Đây là một trong những sai lầm chết người cho quán trong tương lai. Bởi vì, cần phải giữ một khoản vốn lưu động giúp cho việc điều hành quán. Nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, không biết khi nào sẽ có lệnh đóng cửa quán để cách ly xã hội.

- Vì vậy nếu có một nguồn vốn cá nhân dồi dào, ổn định có thể duy trì được quán ngay cả khi phải đóng cửa vì cách ly xã hội và chịu lỗ... ít nhất đến 2022, thì nên mở. Còn nếu nguồn vốn lưu động ít hoặc phải đi vay thì nên đợi thêm. 

3. ONLINE VÀ TAKE AWAY:

- Dịch bệnh đã giúp chúng ta có cái nhìn khác về kênh bán hàng này. Ngay cả các "ông lớn" cũng chi khá mạnh tay xây dựng kênh bán hàng online ngay từ khi dịch mới bùng phát. Vì nhu cầu ăn uống diễn ra hàng ngày, nên khách hàng dịch chuyển lên kênh online rất nhiều.

- Vì vậy nếu chấp nhận đầu tư đúng mực kênh bán hàng online và take away thì nên mở. Còn nếu chưa có ‘cái nhìn đúng’ về kênh bán hàng này thì theo mình vẫn nên tiếp tục đợi. Theo mình ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát thì thói quen mua sắm online vẫn cao. Và đây sẽ là kênh bán hàng quan trọng trong tương lai.

4. KẾ HOẠCH - CHIẾN LƯỢC:

- Một bảng kế hoạch và chiến lược kinh doanh chi tiết, từng kịch bản tình huống xấu nhất có thể xảy ra trên giấy, nếu đã có thì có thể tự trả lời câu hỏi có nên mở hay không. Còn nếu chưa thì mình khuyên nên tiếp tục đợi. (Đoạn này có vẻ hơi thừa, vì chắc mọi người nghĩ ai kinh doanh mà không có chiến lược hay kế hoạch. Nhưng thực tế mình đã support cho rất nhiều chủ quán, đa số đều chỉ lên kế hoạch trong đầu chứ chưa văn bản hóa kế hoạch cụ thể).

- Vì sao lại cần xây dựng kế hoạch cho những kịch bản xấu? Vì dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào... có thể phải đóng cửa cách ly, có thể doanh thu sẽ sụt giảm... lúc đó ít nhất chúng ta đã chuẩn bị sẵn tư tưởng và cách ứng phó.

5. TRONG KHI ĐỢI THÌ LÀM GÌ:

- Không mở quán, không có nghĩa là chúng ta ngồi đợi không làm gì. Trong lúc chờ đợi hãy bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên ngành FnB. Dành thời gian tìm hiểu, đánh giá và phân tích các đối thủ tương lai trong khu vực, ngoài khu vực, các mô hình tương tự như chúng ta...

* Vì sao mô hình đó đông khách? Điều gì giúp mô hình này tồn tại và phát triển giữa tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn một năm nay?

* Vì sao mô hình đó lại vắng khách? Ngoài yếu tố dịch bệnh ra thì còn điều gì đã "đánh gục" mô hình này.

- Việc tìm hiểu và phân tích những mô hình này, sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc đánh giá lại concept mà mình lựa chọn có phù hợp để triển khai hay không, hay phải đợi dịch bệnh được kiểm soát. Và liệu nó có tồn tại được trong tương lai khi có tình huống không tốt tương tự dịch bệnh xảy ra". 

Có thể kể đến như Novaland lẫn Central Group đều chọn đại dịch làm thời điểm "bung" hàng loạt thương hiệu F&B mới và tăng tốc mở rộng chuỗi F&B cũ.

Cụ thể, tháng 8/2020, Tập đoàn bất động sản Novaland ra mắt Nova F&B chuyên quản lý và vận hành các thương hiệu đẳng cấp quốc tế trong lĩnh vực F&B, thuộc hệ sinh thái NovaTourism.

Không chỉ bước chân vào lĩnh vực mới giữa đại dịch, Nova F&B còn đặt mục tiêu phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm với hệ thống trăm chuỗi nhà hàng, cà phê, bar, club...

Tập đoàn bán lẻ Central Group, sau khi hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Thái Lan đã đưa thương hiệu cà phê Café Amazon nổi tiếng nhất xứ chùa vàng về Việt Nam.

Chớp cơ hội ngành F&B năm 2020 có nhiều mặt bằng trống, chi phí thuê giảm, các đối thủ đóng cửa hoặc thay đổi kế hoạch kinh doanh..., cả hai ông lớn đều tìm thấy "cơ trong nguy". Đợi khi COVID-19 qua đi, hàng trăm thương hiệu của Nova F&B và Central Group đều đã phủ sóng "nhẵn mặt" khắp cả nước.

Kết luận, việc quyết định có nên hay không mở quán vào thời điểm hiện tại, thì cần phân tích và đánh giá kĩ càng theo từng trường hợp cụ thể. Không nên ùa theo số đông mà nên có đam mê thật sự và dốc toàn tâm toàn lực để chăm chút cho "đứa con tinh thần" của mình.

Lĩnh vực kinh doanh F&B trong năm 2021 sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt với những người muốn khởi nghiệp khi dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát và hành vi của thực khách cho đến cách thức vận hành, mô hình kinh doanh có nhiều thay đổi.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ