3 chữ ngắn gọn chứa đựng triết lý kinh doanh nghìn đời của người Nhật

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Góp Vốn Kinh Doanh»3 chữ ngắn gọn chứa đựng triết lý kinh doanh nghìn đời của người Nhật

3 chữ ngắn gọn chứa đựng triết lý kinh doanh nghìn đời của người Nhật

3 chữ ấy là gì?

Có hàng trăm các đầu sách về triết lý kinh doanh của người Nhật, thậm chí họ còn có đạo kinh doanh, gọi là Đinh nhân đạo, một trong rất nhiều những "đạo" như Kiếm đạo, Trà đạo, Hoa đạo, Võ sĩ đạo… ở đất nước của Thần đạo này. Nhưng dù có đọc bao nhiêu cuốn sách, tìm hiểu biết bao bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Nhật, những gì tóm tắt lại, lại chẳng có gì bất ngờ, gói trọn trong 3 chữ: SỰ TỬ TẾ.

 

01

Ishida Baigan (1685 – 1744), thương nhân tiêu biểu của Kyoto, từ một chủ tiệm trở thành nhà tư tưởng kinh tế, đã truyền bá rộng rãi tư tưởng "lao động dựa trên cốt lõi của sự tử tế". Ông là ông tổ của "Tâm học Thạch Môn" (nghĩa là học về cái tâm), đồng thời đưa ra thuyết Đinh nhân đạo – đạo của thị dân. Thuyết này cho hay: Kinh doanh là con đường để mọi người lao động tu dưỡng tinh thần, hoàn thiện bản thân.

Ông cũng nhấn mạnh rằng: "Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ".

Đạo của người kinh doanh theo Đinh nhân đạo thể hiện thành 3 đức (tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia; Tiết kiệm trong chi tiêu cho bản thân; Cần cù, sáng tạo) và 2 nghĩa (Chính trong kinh doanh sản xuất; Trực trong giao dịch thương mại). Về luân lý, nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thì giờ và tiền bạc cho sáng tạo và kinh doanh.

Inamori Kazuo, nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, hãng điện thoại KDDI, nguyên Chủ tịch Japan Airlines trong cuốn sách của mình đã cho biết, ông hoàn toàn tuân theo triết lý kinh doanh của "Samurai chân chính cuối cùng" – Saigo Takamori. Theo đó, ông phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân, và cho rằng: chỉ cần mỗi người dẹp bớt lòng tham của mình, chịu tổn thất một chút, hay chỉ cần chúng ta dũng cảm nhường chút lợi của mình cho người khác, mọi việc sẽ suôn sẻ, trôi chảy. Chỉ cần thay đổi từ "vị kỷ" (chỉ biết có mình) sang "vị tha" (vì người khác, vì nhân viên, vì xã hội), ta sẽ có được sự tin tưởng và cộng tác từ những người xung quanh, lúc đó dù là công việc hay trong đời sống, mọi việc chắc chắn sẽ tốt đẹp. Nếu không có tấm lòng trắc ẩn, sự tử tế trong hành xử, chắc chắn không thể có được hành động như vậy.

 

02

Có một nữ du học sinh cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng mà không rành thao tác trên máy ATM nên chấp nhận chuyển tại quầy thay vì chuyển tại máy. Đương nhiên, chuyển tại quầy sẽ mất phí cao hơn vì cần tới thao tác của nhân viên.

Thế nhưng giao dịch viên ngân hàng năm lần bảy lượt giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ bất lợi cho bạn, thậm chí đề nghị bạn làm thêm thẻ ngân hàng để chuyển khoản miễn phí. Bạn nữ sợ làm phiền nên một mực xin làm tại quầy, chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy, dẫn bạn đến tận máy và thao tác giúp tất cả các bước trừ việc nhập mật khẩu.

Ở Nhật là như vậy, một khi bạn muốn điều tốt cho ai đó, đặc biệt là khách hàng, thì bạn phải giúp họ hiện thực hóa được điều đó.

Đạo của người kinh doanh theo Đinh nhân đạo thể hiện thành 3 đức (tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia; Tiết kiệm trong chi tiêu cho bản thân; Cần cù, sáng tạo) và 2 nghĩa (Chính trong kinh doanh sản xuất; Trực trong giao dịch thương mại). Về luân lý, nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thì giờ và tiền bạc cho sáng tạo và kinh doanh.

Inamori Kazuo, nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, hãng điện thoại KDDI, nguyên Chủ tịch Japan Airlines trong cuốn sách của mình đã cho biết, ông hoàn toàn tuân theo triết lý kinh doanh của "Samurai chân chính cuối cùng" – Saigo Takamori. Theo đó, ông phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân, và cho rằng: chỉ cần mỗi người dẹp bớt lòng tham của mình, chịu tổn thất một chút, hay chỉ cần chúng ta dũng cảm nhường chút lợi của mình cho người khác, mọi việc sẽ suôn sẻ, trôi chảy. Chỉ cần thay đổi từ "vị kỷ" (chỉ biết có mình) sang "vị tha" (vì người khác, vì nhân viên, vì xã hội), ta sẽ có được sự tin tưởng và cộng tác từ những người xung quanh, lúc đó dù là công việc hay trong đời sống, mọi việc chắc chắn sẽ tốt đẹp. Nếu không có tấm lòng trắc ẩn, sự tử tế trong hành xử, chắc chắn không thể có được hành động như vậy.

 

Sự quan tâm chân thành không phải chỉ ở việc thông tin đúng sự thật cho người khác lựa chọn mà là ở việc khiến họ đạt được lợi ích thiết thân bất chấp việc họ chưa nhận thức ra được điều đó. Việc này khiến tôi liên tưởng tới người mẹ của mình, bà sẽ luôn làm những điều tốt nhất cho tôi mặc dù tôi từ chối vì ngại hay vì không thấy điều đó là cần thiết lắm. Chỉ có những người thân, thương yêu mình nhất mới có thể làm điều đó với mình, và khi trở thành khách hàng của người Nhật, bạn cũng sẽ tìm lại được cảm giác ấm áp đó.

Không chỉ là thông tin đúng sự thật mà người Nhật sẽ luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đó không chỉ là một câu khẩu hiệu, mà là nhận thức từ trong mỗi người làm dịch vụ, kinh doanh, sản xuất ở xứ sở hoa anh đào này. Từ nhận thức được, họ sẽ hành động theo mà không cần phải dương cao khẩu hiệu, học thuộc bài học mà ông chủ yêu cầu hay miễn cưỡng làm cho xong.

 

 

Trong mọi hoàn cảnh, sự tử tế chính là lẽ phải, là lúc mang lại cơ hội nhận thiện báo, phúc lành cho chính mình. Kinh doanh dựa trên sự tử tế, dựa trên pháp lý vĩ đại, là cách tốt nhất, ngắn nhất đi tới thành công bền vững như người Nhật.

 

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ