Nếu chỉ được học một điểm ở Warren Buffett, bạn sẽ học hỏi từ ông ấy điều gì?

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Đầu Tư Chính Khoán»Nếu chỉ được học một điểm ở Warren Buffett, bạn sẽ học hỏi từ ông ấy điều gì?

Nếu chỉ được học một điểm ở Warren Buffett, bạn sẽ học hỏi từ ông ấy điều gì?

Hãy xem Warren Buffett như một người thầy, một tấm gương để học hỏi một cách có chọn lọc, đừng cố gắng copy 100%, chỉ khi là chính mình, bạn mới đạt được thành công đích thực. 

 

Warren Edward Buffett sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Ông là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ.

Warrren luôn được biết đến như một nhà đầu tư thành công nhất thế giới, là cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ 6 thế giới tài sản chừng 88,6 tỷ USD tính đến tháng 11/2020. Ông được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha", rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ.

Rất nhiều phát ngôn của ông đã trở thành những triết lý trên con đường cho nhiều người, chẳng hạn như:

"Hãy kết giao với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người có thái độ sống tích cực và họ sẽ ảnh hưởng tốt tới bạn."

"Tôi luôn biết mình muốn trở nên giàu có và tôi không bao giờ nghi ngờ điều này dù chỉ một giây."

"Dù tài năng hay nỗ lực đến đâu, bạn vẫn cần thời gian để đạt được thành công. Điều này cũng giống như việc bạn không thể tạo ra đứa bé trong 1 tháng bằng cách làm cho 9 người phụ nữ cùng mang bầu"

"Phải biết đầu tư dài hạn"

….

Ở Warren Buffett chúng ta học được rất nhiều điều, từ tác phong làm việc trong đầu tư cho tới cách sống, nhưng nếu chỉ được học một điều ở Warren Buffet, bạn sẽ học điều gì? 

Nếu chỉ được học một điều từ Warren Buffett, cá nhân tôi sẽ kiên định chọn: biên giới an toàn.

Cũng giống như Charles Munger từng nói: "Nếu loại bỏ đi 10 vụ đầu tư thành công nhất của mình, chúng tôi sẽ trở thành trò cười."

Hơn 60 năm nay, lợi tức đầu tư trung bình hàng năm của Buffett chỉ là hơn 20% một chút, nhưng thời gian và lãi suất kép đã từng khiến ông trở thành người giàu thứ ba trên thế giới.

Vì vậy, vội vàng gì với mấy thứ lợi nhuận cao, vội vàng gì với mấy cái gọi là kiếm một món tiền lớn, nếu không có sự an toàn ở trong đó, cuối cùng thì của thiên vẫn phải trả địa mà thôi.

Khi nghĩ thông được điểm này, bạn tự nhiên sẽ hạ thấp yêu cầu của mình xuống, không ép mình phải trở thành người chiến thắng ưu tú nhất, hài lòng với lợi ích và thu hoạch bình thường, chứ không phải vì không đạt được một sự to lớn nào đó mà tự ti hay bất an.

Tất nhiên, có những người lại không quá coi trọng cái gọi là "biên giới an toàn", cũng giống như việc chỉ khi mất đi sức khỏe rồi mới ý thức ra được sức khỏe đáng quý biết bao, bao nhiêu tiền bây giờ cũng vô ích.

Dù có mất tiền, việc đầu tiên mà phần lớn mọi người hay làm cũng là phàn nàn, đổ lỗi cho ông Trời, thay vì tìm nguyên nhân từ chính mình.

Con người ấy à, tuy ông Trời cho chúng ta một bộ não để suy nghĩ, nhưng chúng ta lại hay thích dùng nó để phàn nàn về người khác, ít khi dùng nó để suy ngẫm về bản thân.

Vì vậy, trong đầu tư, bạn rất khó có thể khiến tất cả các nhà đầu tư hiểu được ý nghĩa của sự an toàn, bởi lẽ cách nhìn nhận của họ với thị trường chính khoán chính là: đầu tư, đầu tư, lại đầu tư, họ không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị đá ra khỏi cuộc chơi, họ luôn nghĩ rằng mình chắc chắn có thể giàu có chỉ sau một đêm. 

Nếu có thể được phép học thêm một điều nữa từ Warren Buffett, tôi sẽ chọn: học hỏi suốt đời.

Bởi lẽ nhiều người có thể rút ra kết luận nhận thức giống nhau thông qua phân tích, nhưng do những tác động tâm lý khác nhau mà họ có những hành động khác nhau trên cơ sở những kết luận này.

Lỗi đầu tư lớn nhất không đến từ yếu tố thông tin hay phân tích, mà đến từ tố chất tâm lý.

Hầu hết các tố chất tâm lý này đều thuộc về bản chất con người. Và cách duy nhất để chống lại bản chất con người là nâng cao nhận thức, và cách duy nhất để cải thiện nhận thức là học hỏi suốt đời.

Đối với tất cả các nhà đầu tư, con đường đầu tư sớm đã được trải sẵn, nơi ai cũng có thể bước đi, và con đường ấy chính là triết lý đầu tư, chiến lược đầu tư, tiêu chuẩn đầu tư và thậm chí là thói quen và cách suy nghĩ của các bậc thầy đầu tư như Buffett hay Soros.

Cũng giống như Warren Buffett từng nói: "Bạn không cần phải là một nhà khoa học tên lửa, nói về đầu tư, một người có IQ 160 nhất định sẽ đánh bại người có IQ 130."

Tuy nhiên, học hỏi Warren Buffett là mang tư duy của ông hòa nhập vào với triết lý về đầu tư của bản thân, chứ không phải copy lại 100%, bởi lẽ bạn sẽ không bao giờ có thể trở thành Warren Buffett, nếu bạn thử làm như vậy, bạn nhất định sẽ phải sống trong sự thất vọng.

Cũng giống như việc chúng ta ở trường, học những kiến thức của thầy cô, nhưng không phải ai cũng muốn trở thành giáo viên vậy.

Trên thế giới này, chỉ khi thông qua chính cách làm của mình, bạn mới thu lại được thành công vĩ đại.

Hơn nữa, đầu tư là chuyện như kiểu "mọi con đường đều dẫn tới Rome", không có cách làm của ai có thể đảm bảo tuyệt đối 100%, ở đây còn tồn tại phương diện liệu bạn có hợp hay có duyên đầu tư hay không. 

Các nhân tôi cho rằng, trong quá trình học hỏi từ những bậc thầy, điều quan trọng chính là tìm thấy bản thân, xác định xem mình sẽ đi con đường đầu tư nào, từ bỏ tư duy bảo thủ, hòa nhập, tiếp thu những điểm mạnh, phương pháp hay từ những người tài giỏi, cũng giống như Warren Buffett học hỏi từ Benjamin Graham, nhưng không bị đóng khung bởi Graham mà cuối cùng tạo nên những giá trị đầu tư mang phong cách Warren Buffett.

Charles Munger có một câu nói rất hay rằng, muốn có được thứ mà bạn muốn, phương pháp đáng tin cậy nhất chính là hãy khiến bản thân xứng đáng với nó.

Không cần phải trở thành bất kì ai khác, chỉ cần trở thành một bản thân ưu tú nhất mà bạn có thể trở thành, đồng thời không ngừng cầu tiến.

Cá nhân tôi cho rằng, nói về đầu tư, điểm quan trọng nhất chính là phát hiện ra bản thân chân thật nhất, và rằng bạn trẻ hơn những gì bạn nghĩ rất nhiều, và hãy xử lý mọi chuyện theo một phương pháp trẻ trung hơn.

Nếu không phải như vậy, Warren Buffett cũng sẽ không thể tiếp tục hoàn thiện bản thân trong khi những người khác đã nghỉ hưu.

Vì vậy, hãy xem Warren Buffett như một người thầy, một tấm gương để học hỏi một cách có chọn lọc, đừng cố gắng copy 100%, chỉ khi là chính mình, bạn mới đạt được thành công đích thực.

(Sưu tầm)

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ