Chết lặng nhìn tài khoản bốc hơi vì "đu đỉnh" cổ phiếu

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Đầu Tư Tài Chính»Đầu Tư Chính Khoán»Chết lặng nhìn tài khoản bốc hơi vì "đu đỉnh" cổ phiếu

Chết lặng nhìn tài khoản bốc hơi vì "đu đỉnh" cổ phiếu

VTV.vn - "Đu đỉnh cổ phiếu rồi bị kẹp hàng là một trải nghiệm rất tồi tệ. Bạn chỉ có thể nhìn tài khoản bốc hơi mà không thể làm gì", 1 nhà đầu tư chia sẻ khi thị trường lao dốc. 

Vừa trở lại sau kỳ nghỉ cuối tuần, diễn biến trên thị trường chứng khoán đã khiến nhiều nhà đầu tư "chết lặng". 603 là số mã giảm giá sáng 26/4 trên toàn thị trường, có tới 29 mã giảm sàn. Đó là chưa tính đến có những mã đã kịp thoát sàn khi thị trường tạm đóng cửa giao dịch phiên buổi sáng.

Theo đó, VN-Index tạm thời ghi nhận mức thiệt hại 20,35 điểm tương ứng 1,63% còn 1.228,18 điểm. VN30-Index giảm 16,91 điểm tương ứng 1,3% còn 1.284,48 điểm; HNX-Index giảm 1,51 điểm tương ứng 0,53% còn 282,12 điểm và UPCoM-Index giảm 0,69 điểm tương ứng 0,86% còn 79,7 điểm.

Như vậy, trong phiên buổi chiều, chỉ số chính VN-Index sẽ một lần nữa thử thách ngưỡng 1.230 điểm, ngưỡng hỗ trợ quan trọng của chỉ số này.

Vấn đề lớn của thị trường ở thời điểm này đó là các cổ phiếu trụ đều đang trong trạng thái giảm. 26 mã trên 30 mã của rổ chỉ số VN30 đều đang giao dịch ở mức giá đỏ, có 4 mã tăng là VPB tăng 3,3%; SBT tăng 2,5%; STB tăng 1,8%; NVL tăng 0,9%.

Ngược lại, GAS giảm 3,3%; VJC giảm 2,9%; VHM giảm 2,9%; VCB giảm 2,7%; VNM giảm 2,5%; VIC giảm 2,4%; CTG giảm 2,2%; BID giảm 2,1%...

Nhìn vào đồ thị các chỉ số có thể thấy diễn biến khá tương đồng. Ở nhóm cổ phiếu nhỏ đang có lực bắt đáy khá mạnh ở cuối phiên sáng, trong khi lệnh vào cổ phiếu VN30 cũng đã nhiều hơn.

Tạm đóng cửa, VNSML-Index giảm 23,13 điểm tương ứng 1,76% và VNMID-Index cũng giảm 23,34 điểm tương ứng 1,56%.

Trong sáng nay, đã có 11.242,84 tỷ đồng được giải ngân vào sàn HSX, khối lượng giao dịch đạt 444,57 triệu cổ phiếu. Con số này trên sàn HNX là 68,24 triệu cổ phiếu tương ứng 1.235,84 tỷ đồng và trên UPCoM là 23,38 triệu cổ phiếu tương ứng 309,53 tỷ đồng. Như vậy, thị trường cần nhiều hơn hỗ trợ của bên mua để "thoát hiểm".

Nhiều cổ phiếu đầu cơ vẫn đang "vật vã" chống đỡ với đà bán. HQC, SAV giảm sàn, trong đó tại HQC, mã này vẫn còn dư bán sàn 11,43 triệu cổ phiếu dù đã khớp lệnh tới gần 20 triệu đơn vị.

 

Cổ phiếu "họ" FLC cũng bị bán rất mạnh. ART giảm 8,9% và có lúc đã giảm sàn; KLF giảm 7,5%; ROS giảm sàn; AMD giảm 6,8%; HAI giảm 6,7%; FLC giảm 5,6%. Tất cả các mã này đều đã có lúc bị giao dịch ở mức sàn trong phiên sáng 26/4. 

Nhiều nhà đầu tư lỡ mua những cổ phiếu nhóm này ở vùng giá cao đang bị "mắc kẹt", nhất là với cổ phiếu chưa đủ "T+3".

"Đu đỉnh cổ phiếu rồi bị kẹp hàng là một trong những trải nghiệm rất tồi tệ trong đầu tư. Bạn chỉ có thể nhìn tài khoản bốc hơi mà không thể làm gì hơn" - anh Vũ Quân, một nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ.

Lý giải về diễn biến giảm mạnh của thị trường, trao đổi với báo chí, ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích của Công ty chứng khoán VPS nói: "Vùng điều chỉnh tiềm ẩn rủi ro khu vực 1.280 điểm luôn có thể có nguy cơ sụt giảm điểm mạnh. Con sóng tăng điểm lớn cũng đã kéo dài kể từ tháng 4/2020 cho đến nay cũng thể khiến các nhà đầu tư e ngại về khả năng tăng điểm tiếp theo của thị trường".

Bên cạnh đó, ông Khánh cũng lưu ý, hiệu ứng "Sell in May" (bán cổ phiếu trong tháng Năm) gần kề và các nhà đầu tư cũng e ngại hơn. Việc thị trường vượt đỉnh 1.200 điểm lên vùng 1.286 điểm vừa qua không phải cổ phiếu nào cũng tăng giá và việc điều chỉnh cũng là cơ hội để các nhà đầu tư bán cổ phiếu giảm tỷ trọng. 

 

 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ