Từ vụ cậu sinh viên nhập học và tự tử trên sông Sài Gòn: Em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời, nghèo suốt 12 năm học thì không cớ gì vào ĐH lại đầu hàng cái nghèo dễ dàng thế được!

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Công việc từ thiện»Bản tin về công tác thiện nguyện»Từ vụ cậu sinh viên nhập học và tự tử trên sông Sài Gòn: Em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời, nghèo suốt 12 năm học thì không cớ gì vào ĐH lại đầu hàng cái nghèo dễ dàng thế được!

Từ vụ cậu sinh viên nhập học và tự tử trên sông Sài Gòn: Em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời, nghèo suốt 12 năm học thì không cớ gì vào ĐH lại đầu hàng cái nghèo dễ dàng thế được!

Khi bạn nghèo, bạn khổ một thì cha mẹ bạn khổ mười, vì họ đã phải nuốt nước mắt vào trong, đổ mồ hôi ra ngoài nuôi bạn khôn lớn. Và bạn làm gì dại dột để chạy trốn cái nghèo ấy, thì họ khổ thành một trăm. Mà khổ ở tuổi ấy, sẽ chẳng còn mấy cơ hội để đổi đời thoát khổ được. 

 

Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM vẫn đang điều tra vụ việc nam sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa (19 tuổi, quê Bình Định, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) mất tích khi từ quê lên TP.HCM nhập học, sau đó phát hiện thi thể trên sông Sài Gòn. Bước đầu cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu án mạng, camera an ninh ghi lại được hình ảnh Nghĩa leo rào và tự tử.

Nguyên nhân Nghĩa tử vong được xác định là do ngạt nước, hoàn toàn không có tác động ngoại lực. Khám nghiệm tử thi, trong ba lô của nam sinh viên này có một cục gạch nặng khoảng 10kg và điện thoại cá nhân.

Cái chết thương tâm của cậu tân sinh viên khi tuổi đời và quá nhiều ước mơ dang dở phía trước khiến dư luận không khỏi đau xót, thương cảm. Về phần gia đình cậu, khi nhận tin và đón thi thể của Nghĩa, ai nấy đều ngã gục và tột cùng đau khổ. Được biết, gia cảnh của cậu không mấy dư dả, cha mẹ đều làm nông, quanh năm chỉ biết 'bán mặt cho đất bán lưng cho trời'.

Quá xót xa cho vụ việc của em Nghĩa, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã có những dòng chia sẻ gan ruột trên trang cá nhân:

Nếu sinh viên ấy chọn cái chết vì gia đình quá nghèo...

Câu chuyện sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa càng trở nên ám ảnh hơn khi trên báo chí, hình ảnh em trở về trong chiếc áo quan nơi miền quê nghèo khiến trái tim chúng ta như thắt lại.

Một căn nhà tềnh toàng nơi một thôn xóm nhỏ. Người bố với dáng người nhỏ bé khắc khổ quần áo sờn cũ; người mẹ đau đớn khổ hạnh ngẩn ngơ...

Nhìn vào gia cảnh ấy, ai cũng đau đớn hiểu rằng, Nghĩa, một trong những niềm hy vọng lớn của những con người ấy, cho một tương lai có thể khác những gì ta thấy ở hiện tại. Nhưng hy vọng ấy, đã vĩnh viễn biến mất....

Nghĩa không phải là sinh viên duy nhất của đất nước hình chữ S này, có một gia cảnh như vậy trước khi bước vào giảng đường, cũng như bước vào cuộc sống xô bồ chộn rộn ngoài kia.

Có những em còn khổ sở hơn, mất cả cha lẫn mẹ. Có em ngày đêm sống trong lều cỏ ngoài đồng. Có em, thậm chí còn không có nhà mà ở. Nhưng rồi bằng nghị lực của các em, bằng lòng trắc ẩn của người đời, các em vững vàng bước vào giảng đường rồi đi lên bằng đôi chân trần cứng cáp.

Anh liên hệ với chính số phận của mình cách đây hơn 20 năm trước:

"Người viết bài này cũng vậy, 500 ngàn bước vào giảng đường báo chí tháng 9/1998. Tháng sau, ông bố nghèo bán cái nhà gỗ gửi tiền ra Hà Nội, phương châm cứ có cái gì bán cái đó cho nó học được ngày nào hay ngày đó.

Cậu sinh viên báo chí năm ấy đã không muốn nhìn thấy cảnh gia đình "bán không còn gì để bán", nên các tháng tiếp theo, biết mình nghèo, tự tìm việc mà làm, tự viết bài mà sống.

Có lẽ khi người ta không có gì, thì người ta dễ dàng vượt qua hoàn cảnh của chính mình, cứ thế thẳng tiến về phía trước, không ngoảnh đầu lại suốt chặng đường đầu tiên trong hành trình đi tìm giá trị cuộc đời". 

Cái chết của em Nghĩa đầy khó hiểu...

Cái khó hiểu ở đây, là tại sao một sinh viên ngoan hiền giỏi giang, lại tự tìm đến cái kết thúc như thế.

Có người suy diễn rằng, Nghĩa rời gia cảnh mình vào Sài Gòn với hơn 1 triệu đồng trong tay (mà cha mẹ còn phải vay mượn), choáng ngợp với mọi thứ, mặc cảm với cái nghèo của mình, sốc đến mức không vượt qua được, nên tìm đến kết cục này, khi không muốn cha mẹ phải khổ và mình phải mặc cảm tiếp, với cái nghèo của mình.

Tôi thì thiên về hướng em bị trầm cảm sau một thời gian dài không đến trường. Còn nghèo khổ thì em đã nghèo suốt 19 năm tuổi đời, nghèo suốt 12 năm học, không cớ gì khi bước chân vào trường đại học, lại có thể đầu hàng cái nghèo một cách dễ dàng thế được.

Tôi muốn nghĩ đến một số lý do khác nữa, hơn là lý do nghèo khổ.

Chẳng có gì khó khăn với một sinh viên vừa học vừa làm, nhất là sau dịch bệnh, nhân sự dịch vụ thiếu trầm trọng ở một thành phố lớn như Sài Gòn. Nghĩa dư sức kiếm một việc làm thêm, đủ cho em trang trải cuộc sống ở cái thành phố hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo này.

Là một sinh viên giỏi, lại con nhà nghèo, em hoàn toàn hiểu điều đó.

Nhưng giả sử lý do đó là thật...

Giả sử trên đời này, cũng có những thanh niên sợ nghèo khổ đến mức hành động dại dột như thế thật... thì, cứ nhìn vào cái đám tang quê nghèo, nhìn vào hai người già bị tước hết hy vọng sau một quãng đời lo cho con; nhìn vào cái nhà xiêu vách vẹo chờ một đứa con trở về làm mới làm to lên, mà vĩnh viễn không thể, để thấy rằng, bạn ơi, nghèo không đáng sợ bằng việc không vượt được qua cái hoàn cảnh nghèo khổ của mình.

Khi bạn nghèo, bạn khổ một thì cha mẹ bạn khổ mười, vì họ đã phải nuốt nước mắt vào trong, đổ mồ hôi ra ngoài nuôi bạn khôn lớn. Và bạn làm gì dại dột để chạy trốn cái nghèo ấy, thì họ khổ thành một trăm.

Mà khổ ở tuổi ấy, sẽ chẳng còn mấy cơ hội để đổi đời thoát khổ được.

Nghĩa ơi, mong suy luận đó là sai, mong sự thật không phải như vậy. Em không trả lời được nữa đâu, thì những bạn khác cùng cảnh ngộ nếu mảy may một chút suy nghĩ như thế, hãy gạt đi ngay lập tức. Không có bất cứ lý do gì để huỷ hoại bản thân và làm đau lòng người đến thế chứ!

Nếu sinh ra trong những gia đình nghèo là một định mệnh, thì việc của chúng ta là vượt qua định mệnh ấy, mang lại hạnh phúc cho mình và cho những người thân thiệt thòi của mình.

Đành rằng ai cũng có số phận nhưng suy cho cùng, số phận là do chúng ta lựa chọn cách sống mà thành thôi! 

 

BÌNH LUẬN

Cảm ơn tác giả của bài viết trên đây, nhân tiện chúng tôi cũng xin có vài dòng chia sẽ với quý độc giả nhân dịp năm mới.

Thành thật mà nói đầu năm ai cũng muốn đọc được những tin tức mới, ví như hình ảnh cả nước chào đón một mùa xuân mới đoàn viên, vui vẻ và càng vui hơn khi chúng ta chiến thắng được dịch bệnh, chứ không phải giống như mấy năm trước đây, mới mùng 4 tết là đã thấy bắn giết vì bài bạc...., và năm nay thì lại là câu chuyện tự vẫn của một sinh viên nghèo từ quê lên thành phố để nhập học.

Cái nghèo ai mà không từng trải qua, nhất là đối với cảnh đời sinh viên nhà quê đi học, và tôi cũng là một trong hàng trăm, hàng vạn sinh viên nghèo từ quê ra tỉnh tìm con chữ, học lấy cái nghề để vươn lên trong cuộc sống. Theo tôi, ngoài nội dung bài báo nêu trên thì có thể em Nghĩa đã mặc cảm, thất vọng do bị xốc bởi một ai đó và nhất là chuyện tình cảm, chứ không hẳn là chỉ do thân phận quá nghèo mà làm liều.

Mới chân ướt, chân rào vào thành phố Sài Gòn tráng lệ, nhìn cảnh xe cộ ra vào thành phố nườm nượp nối đuôi nhau, và do quá tủi thân không được ai giúp đỡ nên em đã nghĩ quẩn. Như tôi đã từng viết sách dành riêng cho các bạn trẻ là các bạn thiếu hẳn một người tư vấn ngay từ khi còn đi học dưới mái trường trung học phổ thông; giáo dục hướng nghiệp ở nước ta hiện nay chỉ dựa hoàn toàn trên lý thuyết thầy đọc trò chép, các em hoàn toàn thiếu kiến thức nền tảng thực tế; việc các em học giỏi cũng chỉ là lý thuyết suông, thiếu trải nghiệm thực tiễn, vậy thì làm sao các em có thể thay đổi bằng cách nào đây? xin thưa là chuyện đọc sách, Chúng tôi không nói ra thì ai cũng biết không có học sinh nước nào nghèo nàn việc đọc sách như ở VN. Thầy/Cô giáo thì cũng vậy thôi, có chịu đọc đâu mà biết đường tư vấn cho các em thành người. Và theo phỏng đoán của tôi thì ngoài việc không có nhiều tiền thì Nghĩa còn bị xốc bởi chuyện tình cảm hay gì, gì đó ...., vì tại sao em lại không đến Thủ Đức ngay để chuẩn bị nhập học mà lại quay vào thành phố và xuống xe trước Cổng trường ĐH Hutech, có thể là em cần gặp một người thân quen nào đó rất gấp để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng không được nên em đã thất vọng tràn trề, nghĩ quẩn, ngại quay về khi đã lỡ ra đi, về sẽ sợ xấu hổ với xóm làng, mà ở lại đây thì lấy gì mà sống, lấy tiền ở đâu ra mà ở trọ, nhập học.

Thôi thì các bạn trẻ ơi, các bạn nên xem đây là một bài học quý giá trong bước đường vượt khó đầu tiên của thời sinh viên mà bất cứ ai cũng phải trải qua, và tôi khuyên các bạn cần phải đọc sách nhiều, tự khẳng định mình, trưởng thành nhiều hơn nữa, ví dụ tại sao bạn không tìm kiếm đến sự trợ giúp của hội sinh viên để tìm nơi dạy thêm khi bạn có đủ tự tìn là bạn học rất giỏi, ở cái đất Sài Gòn hoa lệ này, nhu cầu dạy thêm tại gia dành cho sinh viên là cung không đủ cầu.

Kết lại câu chuyện buồn này tôi chỉ có thể chia sẻ một góc cạnh với xã hội rằng, giới trẻ ngày nay rất lười đọc sách, thiếu kiến thức nền tảng thực tế ngay từ bậc học phổ thông; nông nổi, bức xúc, dễ thất vọng và tự mình tìm đến cái chết mà cả xã hội đã lên án từ lâu rôi; chỉ thương cho cha mẹ cậu vất vả cả một đời người "trồng cây mà chưa được hái quả". Mong rằng các bạn trẻ lấy đó mà làm gương và đừng bao giờ nghĩ đến cái chết nghèo hèn như bạn Nghĩa, bởi lẽ trong cuộc sống mưu sinh của đời sinh viên, có chịu vượt khó sau nay mới trụ được nơi phố thí phồn hoa này, và khi đó các bạn mới có cơ hội vươn lên trong cuộc sống mà đền đáp ơn cha nghĩa mẹ./.           

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ