Thắt lòng cha chở con gái và hũ tro cốt vợ mất vì Covid-19 về quê

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Công việc từ thiện»Bản tin về công tác thiện nguyện»Thắt lòng cha chở con gái và hũ tro cốt vợ mất vì Covid-19 về quê

Thắt lòng cha chở con gái và hũ tro cốt vợ mất vì Covid-19 về quê

(Hình ảnh người cha chở con gái và hũ tro cốt của vợ về quê khiến nhiều người thắt lòng)

Mạng xã hội chia sẻ câu chuyện người cha chở con gái và hũ tro cốt người vợ mất vì Covid-19 về quê An Giang vì thất nghiệp nhiều tháng. Đứa bé vẫn hồn nhiên hồ hởi vì sắp được về quê khiến nhiều người rơi nước mắt.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, người chồng - người cha trong đoạn clip là anh Lê Văn Hữu (ngụ ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Gia, H.Tri Tôn, An Giang). Anh Hữu cùng vợ lên Bình Dương làm công nhân từ năm 2016, hai vợ chồng tằn tiện gom góp tiền gửi về nuôi con ở quê cùng ông bà.

Mượn xe đưa con v quê

Anh Hữu thuê trọ tại khu dân cư Thuận Giao (H.Thuận An, Bình Dương) với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Hai vợ chồng anh cùng làm công nhân tại nhà máy, có hai người con gồm con trai lớn 8 tuổi hiện đang ở quê cùng ông bà, con gái 3 tuổi ở trọ tại Bình Dương cùng ba mẹ. Cũng như nhiều người lao động khác, anh Hữu và vợ thất nghiệp mấy tháng nay. Ngày 22.7, chị H.N.T (vợ anh Hữu) cảm thấy mệt nên anh đưa đi truyền nước, khi test nhanh cho kết quả dương tính Covid-19. 4 ngày sau, chị mất tại phòng trọ. May mắn anh Hữu và con gái không bị lây nhiễm Covid-19

Anh Hữu kể lúc lo hậu sự cho vợ, trong túi chỉ có 5 triệu đồng, hàng xóm thương hoàn cảnh “gà trống nuôi con”, góp mỗi người một ít phụ giúp. Đưa hũ cốt của vợ về phòng trọ cũng là lúc anh hết tiền đóng tiền trọ, không thể tiếp tục trụ lại. Từ ngày 1.10, thấy lượng người từ các tỉnh miền Nam về quê bằng xe máy tăng dần, sợ sẽ lại kẹt nên anh Hữu quyết định mượn xe máy chở con gái về quê. 

Hành trang của hai cha con mang về chỉ có vài đồ dùng thiết yếu, còn lại anh Hữu để lại hết cho người em họ. Hũ tro cốt vợ được anh để trước giỏ xe, cẩn thận quấn băng dính kỹ càng.

“Chiếc xe máy này là tôi mượn của họ hàng, xe máy của hai vợ chồng đã cầm cố lấy 7 triệu đồng cách đây mấy tháng để đóng tiền phòng trọ. Giờ tiền chuộc xe lên cao quá rồi, trong khi tiền ăn còn không có, về quê nên chắc bỏ xe luôn”, anh tâm sự.

Anh Hữu Tài, hàng xóm của anh Hữu và cũng là người quay đoạn clip đưa lên mạng xã hội, chia sẻ nhìn bé gái còn nhỏ, vô tư chưa biết được sự mất mát, hồ hởi chào tạm biệt mọi người vì sắp được về quê, mà nhiều người không cầm được nước mắt. “Hoàn cảnh tội lắm, trước lúc về con bé hay qua nhà mình, mình cho bánh, sữa, dễ thương lắm”, anh kể lại.

Phía trước nhiu gp ghnh 

Đoạn clip nhanh chóng được cư dân mạng chia sẻ vì sự đau xót do dịch Covid-19 đã cướp đi quá nhiều thứ. Về quê, trong túi của anh Hữu chỉ còn 400.000 đồng. Bình thường về 3 người, anh Hữu lái xe, vợ ngồi sau ôm con. Nhưng nay chỉ còn 2 cha con, anh để con ngồi phía trước, một tay lái xe, một tay phòng hờ khi con ngủ gật thì giữ bé. “Đi 3 về 2”, đường về nhà chưa bao giờ xa đến thế...

Để đảm bảo an toàn, anh Hữu không dám chạy nhanh như bình thường nên mất 10 tiếng đồng hồ mới về tới quê. Sau khi ở lại một đêm tại chốt kiểm soát vào tỉnh An Giang, anh Hữu được cơ quan chức năng cho về cách ly tại nhà.

Hiện anh Hữu cùng con gái đang cách ly tại nhà của người quen, ba mẹ đến đưa hũ cốt của vợ anh về thờ cúng. Con trai 8 tuổi ở nhà thay ba hương khói cho mẹ hằng ngày. Chuyến hành trình dài khiến chiếc xe vốn đã cũ nay hư hỏng hoàn toàn phần lốp. “Dọc đường cũng được bà con hỗ trợ sữa, bánh cho con, nước uống và xăng nên tôi cảm động lắm”, anh nói.

Chúng tôi hỏi anh Hữu có ý định lên lại thành phố khi hết dịch không, anh chỉ thở dài nói: “Chắc cũng phải ít nhất 3 năm nữa, nuôi con, lo mọi chuyện ổn thỏa xong xuôi mới nghĩ đến chuyện đi làm xa kiếm tiền. Giờ tiền xây mộ cho vợ tôi còn không có...”.

Chị Lê Thị Vàng, 30 tuổi, em gái của anh Hữu, chia sẻ gia đình có 3 anh em, anh Hữu là anh lớn, chị là em út, còn một người nữa đang kẹt lại Bình Dương. Chị Vàng kể ba chị chạy xe ôm, mẹ ở nhà nội trợ, cả 3 anh em đều học đến lớp 6 thì nghỉ học, đủ tuổi thì đi làm công nhân trang trải cuộc sống. “Mình lấy chồng ở Kiên Giang, cũng ở trong khu phong tỏa mùa dịch nên dù biết anh trai đang khó khăn mà không giúp được gì”, chị nghẹn ngào.

GÓC BÌNH LUẬN: 

 

Nhân xem bài báo trên, tôi thiết nghĩ gia đình Anh Hữu đã kém may mắn nên gặp phải tai ương do dịch Covid 19 để lại. Giá như vợ anh được trợ giúp kịp thời thì đã không xảy ra chuyện; câu chuyện buồn của anh cũng giống như hàng ngàn các gia đình tang thương, trẻ em mất me, mất cha quá nhanh mà chúng còn chưa hiểu chuyện. Thậm chí chúng tôi đã đọc các trang tin về một kho kỷ vật của những người mất đi vì dịch bệnh covid 19 để lại ở Q7 TPHCM mà rơi nước mắt. 

Ở khu phố nơi tôi sống, chúng tôi may mắn được chọn vào lực lực phòng chống covid cộng đồng của Phường và đã được tiêm 2 mũi Vacxin Astra cách nhau 4 tuần nên tôi làm việc thiện nguyện không ngừng nghỉ để giúp đỡ bà con và chúng tôi rất nghiêm khắc trong việc bảo vệ vùng xanh (Tổ 85 KP 12 P16 Q Gò Vấp TPHCM), dịch bệnh quét qua quá nhanh và khủng khiếp khiến chung quanh nơi tôi ở bị liệt vào vùng đỏ, rồi vùng cam và bây giờ là vùng vàng, bên cạnh nhà tôi liên tiếp 5 căn nhà hàng xóm lần lượt bị dính covid, tới căn nhà thứ 6 khi bị nghi nhiễm thì UBND Phường đã tổ chức test cho bà con tổng cộng 7 lần. Ở đợt cuối 15/9, chính quyền quyết liệt bóc tách hết Fo ra khỏi cộng đồng nên đã tổ chức test nhanh 3 lần trong 7 ngày.

mặt khách, rất may là trước đó chúng tôi đã đăng ký sớm cho người dân chích được mũi 1 từ ngày 7/8/2021 nên không có thiệt hại về người; còn về tâm lý sang chấn do bị giãn cách quá lâu ở đâu mà chẳng có, nắm bắt tình hình này chúng tôi đã liên tục tuyên truyền động viên bà con giữ vững niềm tin, và tất cả đã thoát qua đại dịch một cách phi thường, không ai bị chết vì dịch bệnh trong đợt này. 

Làm sao có thể kể hết được các mức độ khó khăn chống dịch trong suốt 4 tháng trời, từ việc lo cho bà con tiêm chích, phát phiếu đi chợ, đi chợ hộ, giúp họ lãnh tiền trợ cấp xã hội theo đối tượng, phát gạo cho dân ..., có những câu chuyện vui làm vơi đi nỗi vất vả như chúng tôi đã từng kể trước đây, một em bé đã nhờ tôi đi mua giùm gói bánh Snack mà nghe thôi cũng đủ tức cười đến rơi nước mắt vì chắc đã lâu cháu chưa được ăn bánh do bị phong tỏa giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. "Cháu nói, Ông tổ trưởng ơi, ông mua hộ cháu một bịch bánh khoai lang chiên giòn nhé", chỉ cần nghe thế thôi, tôi hứa với cháu và quyết định chiều hôm đó mua bằng được cho cháu, khi nhận gói bánh nhìn lên khuôn mặt cháu cười rất tươi..."; hay câu chuyện về một cháu bé khác, không biết nó đùa giỡn thế nào mà té dập cả môi, sưng vù! bố nó hoảng quá mới sáng sớm đã nhờ tôi đi mua thuốc chống sưng mặt mày, nhưng tôi hiểu chuyện, trẻ con té ngã là chuyện thường ngày, tôi liền ra tiệm thuốc kể với dược sĩ và họ chỉ bán cho thuốc giảm đau về uống vài ngày là khỏi...., Kể sao cho hết được các nỗi vất vả khi chúng tôi phải chăm lo cho 228 hộ với trên 400 nhân khẩu được mạnh khỏe, bình an trong đại dịch.

Qua câu chuyện này chúng tôi muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người về lối sống đẹp và tình người giúp đỡ lẫn nhau trong cơn hoạn nạn; giá như gia đình Anh Hữu sống ở nơi có những người biết sống quảng đại, biết hy sinh quên mình vì sự an toàn của mọi người thì việc vợ của Anh Hữu còn sống là cái chắc; đằng này theo như lời anh kể tôi phỏng đoán chỉ vì cái nghèo, gặp lúc dịch bệnh đột ngột hoành hành dữ dội, do thiếu cái ăn, cái mặc, thuốc thang, cùng sự thiếu hiểu biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh đã dẫn đến tâm lý không ổn định và chị nhà đã phải ra đi mãi mãi. Xin cầu chúc cho linh hồn chị được siêu thoát và mong chị ở nơi chín suối luôn phù trơ cho anh có được sức khỏe, công ăn việc làm ổn định để nuôi nấng các cháu nên người./.      

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ