Dưới gốc phượng già có xe 'đậu hũ 5 ngàn một ly' suốt 15 năm

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Công việc từ thiện»Bản tin về công tác thiện nguyện»Dưới gốc phượng già có xe 'đậu hũ 5 ngàn một ly' suốt 15 năm

Dưới gốc phượng già có xe 'đậu hũ 5 ngàn một ly' suốt 15 năm

 

Ròng rã suốt hơn 15 năm với xe đậu hũ 5.000 đồng/ly bán trước cổng chùa Linh Mụ (Thừa Thiên-Huế), bà Lê Thị Kim Oanh đã nuôi 3 người con vào đại học.

Xe đậu hũ 5.000 đồng/ly bán trước chùa Linh Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã cùng với bà Lê Thị Kim Oanh (60 tuổi, P.Hương Hồ, TP.Huế) nuôi 3 người con vào đại học. Người mẹ nghèo chỉ có mong ước nhỏ nhoi là các con được học hành đến nơi đến chốn, có cuộc sống ổn định.

Gia tài “vô giá” ca người m nghèo

Làm nghề bán đậu hũ ở chùa Linh Mụ đã 15 năm, nguồn thu ít ỏi, cuộc sống gia đình không mấy khá giả, tuy vậy bà Oanh vẫn sống bình yên từng ngày cùng gia đình trong căn nhà nhỏ.

Gần 7 năm trước, tai họa ập đến, chồng bà đột ngột qua đời, để lại 3 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cả thế giới như đè lên đôi vai của người phụ nữ yếu ớt. Sau đám tang chồng, bà Oanh một mình đơn thân tiếp tục nghề bán đậu hũ, từng ngày nuôi con.

Thấu hiểu nhọc nhằn của mẹ, 3 người con tự biết phải cố gắng thật nhiều. Miệt mài đèn sách, cả 3 đều thi đỗ vào các trường đại học lớn. Người con gái đầu lòng đỗ ngành Sư phạm Toán (Đại học Sư phạm Huế). Tiếp nối chị, 2 người em lần lượt trúng tuyển vào các trường Ngoại Ngữ và Y Dược Huế (Đại học Huế).

“Kể từ khi ba mất, mẹ vất vả lắm cho nên mấy chị em của em ai cũng đặt việc học lên hàng đầu, để mong sau này thay đổi tương lai. Ngoài việc học, em đi dạy kèm để phụ giúp mẹ một phần chi phí học tập”, Lê Văn Thanh (22 tuổi, con trai út đang học ngành Dược) xúc động kể.

Hiện người con gái lớn của bà Oanh đã ra trường, có công việc ổn định và hạnh phúc cùng tổ ấm riêng. Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, cô con gái thứ hai đi du học ở Nhật Bản.

Gánh nặng trên vai bà Oanh dường như đã nhẹ bớt. “Đời tuy khổ nhưng cứ lạc quan kiếm tiền nuôi con. Gia tài lớn nhất và vô giá của cô cũng là chúng nó, chỉ mong sao cả 3 đứa có được công việc làm ổn định, thành đạt và luôn bình an”, bà thổ lộ.

Xe đu hũ nuôi “ước mơ

Chiếc xe đẩy bán đậu hũ của người phụ nữ nghị lực đã hiện diện ở góc đường bên cạnh cổng chùa Linh Mụ suốt 15 năm nay. Khoảng 8 giờ sáng mỗi ngày, bà Oanh đẩy xe ra gốc phượng già trước cổng chùa để bán, đến tối mịt mới về.

Trung bình mỗi ngày, bà lời tầm 200.000 đồng. Số tiền ít ỏi ấy đủ chi trả phí sinh hoạt và lo cho cậu con trai út học hành.

Xe đậu hũ của bà Oanh còn gắn liền với biết bao thế hệ sinh viên, học sinh xứ Huế. Lên chùa Linh Mụ, cứ tìm để xe đẩy có dán tờ A4 với dòng chữ “đậu hũ Kim Oanh 5 ngàn một ly”, thực khách sẽ được thưởng thức món đậu hũ thơm ngon, vừa thong thả ngồi ngắm dòng dòng sông Hương thơ mộng. Nhiều người bảo nhau: “Đậu hũ ở đây đúng kiểu thơm ngon, bổ rẻ”.

Thực khách tìm đến đây không chỉ vì món ăn thanh mát, họ còn mến tính bà hiền hậu, giọng nói nhẹ nhàng của người bán. Người qua kẻ lại, từ khách lạ cho đến người quen, bà Oanh luôn dịu dàng mời khách.

"Lần đầu tiên em ăn đậu hũ của cô Oanh, rất ngon mà có giá 5.000 đồng thì quá hợp lý. Cô Oanh đúng người con gái Huế luôn, nói chuyện nhẹ nhàng, nhiệt tình”, Huỳnh Thị Cẩm Tươi (23 tuổi, du khách đến từ Đắk Nông) chia sẻ.

Bà Lê Thị Thanh Tâm (57 tuổi, cũng bán đậu hũ gần đó) tỏ ý thán phục "đồng nghiệp". “Chị Oanh bán với tôi ở đây cũng hơn 15 năm rồi đó. Chị em cũng vui vẻ chia sẻ khách cùng nhau. Một mình mà chị nuôi 3 đứa con vào đại học thì thật sự rất giỏi!”, bà Tâm nói.

GÓC BÌNH LUẬN

 

GÁNG HÀNG RONG, một sáng tác rất hay của Nhạc sĩ Quốc Dũng, được trình bày bởi ca sĩ Minh Tuyết và khi nghe Cô kể trên Pari By Night về câu chuyện Cô thèm ăn sầu riêng mà mẹ Cô chỉ có đủ tiền để mua 1 múi sầu riêng cho mấy chị em ăn ...., tôi liên tưởng đến câu chuyện và một hình ảnh đẹp của bài báo trên đây.

Trong đời sống, có mấy ai hiểu hai chữ lòng mẹ? mẹ thật bao la như biển thái bình (Lòng mẹ, một ca khúc hay của nhạc sĩ Y Vân). Chúng ta thử nghĩ xem, nếu không có mẹ thì cánh cổng đại học liệu có mở ra cho chúng ta không? liệu chúng ta có được bước đường công thành danh toại như ngày hôm nay không? Qua câu chuyện này tôi càng cảm thấy thấm thía và yêu mẹ tôi rất nhiều. Hiện nay tôi cũng đang cùng chung một tâm trạng như Minh Tuyết, tôi cũng có thể mua hàng tá sầu riêng cho mẹ ăn hết năm này qua năm khác cho thỏa thích...vv..., thật sự thì mẹ đâu còn ăn được nữa, 1 múi sầu riêng thôi mà tôi phải ngồi bên dồ dành và đút cho mẹ cả tiếng đồng hồ còn chưa xong.

Phúc cho những ai đang còn mẹ (Bông hồng cài áo, một ca khúc hay của Nhạc sĩ Thế Mỹ), thay cho lời kết./.

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ