Cụ già tích trữ... 150 tấn rác làm của để dành cho con trai vì sợ sau khi qua đời không ai chăm sóc anh

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Công việc từ thiện»Bản tin về công tác thiện nguyện»Cụ già tích trữ... 150 tấn rác làm của để dành cho con trai vì sợ sau khi qua đời không ai chăm sóc anh

Cụ già tích trữ... 150 tấn rác làm của để dành cho con trai vì sợ sau khi qua đời không ai chăm sóc anh

Được biết, cụ già đã tích cực đi nhặt rác từ 10 năm nay vì sợ sau khi qua đời, anh con trai ăn bám của cụ sẽ chẳng thể tồn tại nổi!

Trong 10 năm, một cụ già 75 tuổi sống tại Hàn Quốc đã hô biến căn nhà 2 tầng của mình thành nơi chứa 150 tấn rác để làm của hồi môn cho con trai.

Ông Choi, 75 tuổi, sống cùng vợ và con trai ngoài 40 tuổi tại tỉnh Gwangju. Căn nhà hai tầng của họ vốn đã từ lâu khét tiếng bẩn: Mọi lối đi, cửa ra vào của ngôi nhà đều bị rác chặn lại, muốn ra vào phải leo lên "núi rác", chui qua cửa ra vào tầng một. Cửa cũng chỉ đủ một người gầy đi lọt.

Ông Choi hàng ngày đi khắp các con đường trong thành phố và lục tung thùng rác để mang về nhà những thứ (mà ông cho) là hữu ích. Ví dụ một tấm bảng tên công ty, người khác thấy nó vô dụng, nhưng với ông nó lại rất đẹp.

 Trong nhà ông Choi hầu như không còn chỗ trống, rác cao tới tận nóc. Người lạ tới nhà, ngồi một lúc là cảm thấy khó thở và ho liên tục. Người đàn ông này nhấn mạnh: "Bất cứ thứ gì, miễn là nó được sử dụng đúng cách đều hữu ích, và rác rưởi chỉ là một kho báu đặt không đúng chỗ".

Tầng 2 cũng là nơi con trai 40 tuổi của cặp vợ chồng này sinh sống. Hơn một năm nay, anh con trai gần 100 kg chưa bước chân ra ngoài trời. Cả ngày, anh chỉ ngồi khoanh chân trong phòng, không quan tâm tới mọi việc xung quanh, kể cả việc bố mang rác hàng ngày về nhà. Cả ba người cùng sinh hoạt tại phòng nhỏ của anh này, các phòng còn lại đều dành chứa rác.

Hàng ngày cả 3 người ăn cơm từ một chiếc nồi cơm điện, thức ăn, canh rau đều nấu từ chiếc nồi đó. Một số đồ dùng nhà bếp và đồ ăn cần thiết được đặt trong phòng và có thể lấy ngay khi họ với tay. Tuy nhiên, những đồ này hiện cũng được đặt trên... rác. 

Gần đây khi 2 vợ chồng được một tổ chức từ thiện đưa đi khám sức khỏe phát hiện bà Choi bị tim, càng ngày càng yếu. Bác sĩ nói nếu được sống trong môi trường bình thường, có thời gian, không gian để tập thể dục thì mọi việc cải thiện hơn nhiều.

Để giúp cặp vợ chồng này, một chương trình truyền hình tại Hàn Quốc đã tình nguyện dọn dẹp lại căn nhà hai tầng của ông bà. Một chiếc máy xúc được huy động để dọn toàn bộ 150 tấn rác chất đống từ trong nhà ra ngoài sân.

Cuối cùng, với sự giúp đỡ của 226 tình nguyện viên, tổng số 150 tấn rác đã được dọn sạch. Khi dọn rác, bà Choi cũng hoàn thành ca mổ trong bệnh viện. Thời điểm này ông Choi mới nói sự thật vì sao bản thân lại mang rác về nhà nhiều năm qua.

"Con trai tôi chỉ thích ở nhà mà không ra ngoài kiếm việc khiến hai vợ chồng lo lắng. Chỉ sợ sau này vợ chồng tôi mất đi, nó không có nơi nương tựa nên hy vọng tích trữ được thêm đồ ở nhà, càng nhiều càng tốt", người đàn ông 75 tuổi nói.

Không chỉ ông Choi, vợ ông cũng nhiều lần nhắc nhở con trai ra ngoài làm việc kiếm tiền nhưng anh đều từ chối, chỉ ở nhà ăn bám vào đồng lương hưu của bố mẹ.

Khi dắt tay vợ từ viện về nhà, người đàn ông 75 tuổi bật khóc vì căn nhà gọn gàng sạch sẽ. Choi cho hay, ông chưa bao giờ sống trong một ngôi nhà sạch đẹp như vậy. "Vì tương lai và sức khỏe của vợ, tôi sẽ không bao giờ nhặt rác về nhà nữa".

Bình luận

Đây là một lối suy nghĩ sai lầm của cha mẹ người Á Đông trong việc dạy con, triết lý chung là cây non dễ uốn, dạy trẻ tính tự lập ngay từ khi mới lọt lòng thì mới mong con nên người sau nà;, suy nghĩ sai lầm và chiều con một cách mù quáng như cặp vợ chồng này chỉ làm cho con trở nên lười biếng, chỉ biết sống ăn bám và ngại lao động, hỏng cả một cuộc đời, không những thế mà suýt tí nữa mẹ cũng mất mạng nếu không có sự giúp đỡ của cộng đồng./. 

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ