Bà cụ câm điếc mua 10.000 đồng bún riêu, chủ quán làm một việc ấm lòng

logo

 SĐT: 0902 698 608

 Email: [email protected]

Trang chủ»Công việc từ thiện»Bản tin về công tác thiện nguyện»Bà cụ câm điếc mua 10.000 đồng bún riêu, chủ quán làm một việc ấm lòng

Bà cụ câm điếc mua 10.000 đồng bún riêu, chủ quán làm một việc ấm lòng

Bà cụ câm điếc cầm 10.000 đồng tiền lẻ vào quán mua bún riêu. Chủ quán liền mời bà 1 tô đầy đủ rau thịt và biếu thêm 100.000 đồng.

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip một phụ nữ lớn tuổi vai đeo túi, tay cầm một ít tiền lẻ bước vào quán bún riêu. Bà đến quầy hàng và ra hiệu chủ quán bán cho một tô bún riêu đúng với số tiền ít ỏi.

Tài khoản đăng đoạn clip trên kèm theo nội dung: “Bà vào quán. Bà không nói được. Bà cầm 10.000 đồng tiền lẻ và chỉ vào tô bún mình đang làm. Bà đưa mình tiền, nhưng mình bảo thôi. 

Mình mời bà ngồi và mang ra một tô bún đầy đủ. Bà ăn xong vẫn muốn đưa tiền cho mình. Mình không nhận và biếu thêm bà một chút tấm lòng”. 

Đoạn clip ấm lòng thu hút gần 1 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận của cộng đồng mạng. Phần lớn người xem bày tỏ xúc động và khen ngợi hành động tử tế của chủ quán. 

Tài khoản Mr. Thành bình luận: “Bạn thật tử tế. Chúc bạn mua may bán đắt, làm được việc tốt thấy vui cả ngày”. Một số tài khoản khác trân quý cách cho đi vô tư của chủ quán.

Qua tìm hiểu, chủ nhân đăng tải đoạn clip là anh Phạm Văn Sơn (SN 1994, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Anh Sơn cũng là chủ quán đã mời người phụ nữ câm điếc một tô bún riêu đầy đủ rau thịt.

Chủ quán cho biết: “Đoạn clip được cắt ra từ camera an ninh của quán. Sáng 2/7, tôi đang bán hàng thì thấy bà cụ đi bộ từ ngoài đường vào quán. Bà đeo túi ở vai, tay cầm 10.000 đồng. Bà đến quầy hàng, chỉ tay vào mấy tờ tiền lẻ và ra hiệu mua bún.

Tôi hiểu ý nên mời bà ngồi vào bàn, sau đó bưng ra một tô đầy đủ. Bà nhìn tô bún, thoáng chút bối rối”.

Dù bà chỉ mua 10.000 đồng bún riêu, nhưng anh Sơn mời bà một tô đầy ắp thức ăn. Sau khi ăn xong, bà lấy 10.000 đồng ra trả cho chủ quán. Tuy nhiên, anh Sơn xua tay không nhận và biếu thêm cho bà 100.000 đồng. Bà rất vui, xúc động và rối rít ra hiệu cảm ơn anh. 

“Người phụ nữ đó khoảng hơn 60 tuổi, chỉ ú ớ và ra hiệu bằng tay chứ không thể nghe nói. Bà không phải người ở địa phương. Từ hôm đó đến nay, tôi không thấy bà đi ngang qua hoặc ghé vào quán ăn bún nữa”, anh Sơn cho biết.

Anh Sơn cảm thấy cách hành xử của bà cụ đáng để tôn trọng. Dù có ít tiền nhưng bà mua bún, chứ không xin.

Suốt 7 năm bán bún riêu, anh Sơn gặp nhiều người khó khăn hoặc khách ăn quên tiền. Gặp những tình huống đó, anh đều vui vẻ mời họ ăn bún miễn phí hoặc sau này quay lại trả tiền vẫn được.

Trên tài khoản cá nhân, anh Sơn thường đăng nhiều clip quay lại cảnh buôn bán ở quán. Một số clip vui vẻ từng thu hút hàng triệu lượt xem. Tuy nhiên, đoạn clip lần này mang nhiều ý nghĩa và xúc động.

Anh Sơn giúp đỡ các trường hợp như bà cụ câm điếc với sự vô tư, xởi lởi. Anh không xem đó là chiêu trò thu hút khách hàng hay để nổi tiếng. Bởi, quán bún của anh được người dân địa phương ủng hộ, lúc nào cũng đông khách.

Xuất phát từ gia cảnh bình thường, anh Sơn tự thân phấn đấu, bươn chải học nghề rồi về quê mở quán. Dù quán có thuê nhân viên nhưng anh vẫn đứng bếp nấu bún, kiêm luôn bán hàng, lau dọn bàn ghế… 

Phải lao động vất vả mới có cuộc sống ổn định, nhưng anh Sơn sẵn sàng cho đi với người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình. 

Thông qua đoạn clip, anh muốn truyền đi thông điệp yêu thương, nhường cơm sẻ áo đến cộng đồng. Với anh, mạng xã hội không chỉ để giải trí, mà còn là nơi lan tỏa sự tử tế. 

 

Góc bình luận

Đã lâu lắm rồi không tìm được bài hay để chia sẻ, nhân hôm nay có bài mới sưu tầm được tôi có vài lời chia sẻ nhằm lan tỏa cuộc sống yêu thương đến cho mọi người.

Cho đi là còn mãi, niềm vui sướng nhất trên đời là làm từ thiện, những người có nhiều tiền vui thì ít mà buồn phiền thì nhiều. Chứng minh cho bạn thấy rõ là có tiền rủng rỉnh đi đâu cũng sợ mất, để ngân hàng thì lãi ít, mà đem ra đầu tư trong bối cảnh kinh tế xuống thấp như hiện nay thì rất sợ mất vốn. Càng lớn tuổi chúng ta lại càng ăn ít đi để không phải rước bệnh vào thân, vì giường bệnh vẫn là chiếc giường đắt giá nhất mà ai cũng phải tránh, thôi thì chi tiêu ít lại để tiền làm từ thiện nhiều hơn để đổi lấy niềm vui mà sống./.

Thông tin về sách

Hình ảnh

7c6141ea9ba769f930b6

 

ac91ab26716b8335da7a

Fanpage Facebook

 

Video

hinh1

 

hinh2

 

hinh3

 

hinh4

logo

Các bài viết mới nhất

Bản đồ